Quẩy hết nấc tại 9 lễ hội âm nhạc sôi động ở Úc

Lễ hội âm nhạc là một trong những nét đẹp văn hóa ở Úc, bởi nó phản ánh rõ cuộc sống của người dân của xứ sở chuột túi sôi động và đầy sắc màu. Trong mỗi bản nhạc của người dân Úc đều ẩn chứa nhiều câu chuyện lâu đời, ở đó có nét văn hóa mà họ luôn muốn gìn giữ và tôn thờ.

Falls Festival

Falls Festival được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1993 tại thị trấn Lorne, bang Victoria. Từ đó, lễ hội đã phát triển và mở rộng ra các địa điểm khác nhau, bao gồm Tasmania, New South Wales và Queensland. Vì vậy, đây được coi là lễ hội âm nhạc hàng đầu ở Úc.

Falls Festival sẽ mang đến một sự kết hợp đa dạng về âm nhạc, từ rock, pop, indie và nhiều thể loại nhạc khác nhau. Lễ hội thường mời các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước biểu diễn trực tiếp, cùng với cơ hội cho các nghệ sĩ mới nổi và diễn viên độc lập.

Lễ hội Falls tạo nên một không gian mang tính cộng đồng, nơi mọi người có thể cắm trại và chia sẻ niềm đam mê mê âm nhạc. Không chỉ có các buổi biểu diễn chính, mà còn có các hoạt động ngoại khóa như thử sức thể thao, triển lãm nghệ thuật và các thức ăn thời gian.

Falls Festival thường diễn ra vào cuối năm, kéo dài từ ngày 28/12 đến ngày 1/1 năm sau, cũng là một địa điểm đón năm mới cực ấn tượng.

Beyond the Valley Festival

Beyond the Valley Festival là một lựa chọn tuyệt vời cho Năm Mới ở bang Victoria, Úc. Mỗi năm, lễ hội âm nhạc này thu hút nhiều người tham gia và lấp đầy sân khấu chính với các nghệ sĩ theo phong cách triple-j nổi tiếng và sân khấu techno với những rung cảm tuyệt vời.

Beyond the Valley có một địa điểm nhỏ, dễ quản lý và tầm nhìn tuyệt vời phóng ra vùng nông thôn yên bình ngay gần đó nên trở thành một khu vực nghệ thuật tuyệt vời với hội họa, hội thảo, thiền định, đọc bài tarot…

Byron Bay Blues Festival

Lễ hội Byron Bay Blues hay Bluefest là liên hoan âm nhạc Blues & Roots được ra mắt tại Úc với hơn 200 màn trình diễn của các nghệ sĩ nhạc blues, roots, dân gian, nhạc soul và thế giới. Ngoài tất cả 7 sân khấu trình diễn ngoài trời, lễ hội còn có các các quán bar hợp pháp, khu ẩm thực, quầy hàng ăn uống và chợ. Với khởi đầu khiêm tốn vào năm 1990, lễ hội nhanh chóng lớn mạnh tại nhà máy Art trên đường Skinners Shoot ở vịnh Byron.

Cho đến nay, lễ hội này đã được tổ chức ở nhiều địa điểm khác nhau bao gồm sân bóng bầu dục địa phương tại công viên Red Devil và Belongil Fields – cả 2 nơi đều chỉ mất vài phút đi từ trung tâm thị trấn.

Tuy nhiên, từ năm 2010, lễ hội đã chọn được một nơi tổ chức cố định tại trang trại Tyagarah Ti Tree cũ nằm cách vịnh Byron ở phía Tây Bắc khoảng 15 phút. Khu trang trại rộng 1,2 triệu m2 được thâu mua vào năm 2007 và được chuyển thành một khu vực chuyên tổ chức các lễ hội xuyên suốt trong năm.

Bluesfest đã liên tục phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và hiện có hơn 100.000 vé được bán hàng năm cho sự kiện kéo dài 5 ngày vào cuối tháng 3. Năm 2004, Bluesfest được đề cử là Lễ hội Âm nhạc Quốc tế của Năm tại Giải thưởng Pollstar Hoa Kỳ cùng với Liên hoan nhạc Jazz Glastonbury & Montreaux của Vương quốc Anh, đây cũng là lần đầu tiên một Liên hoan của Úc được đề cử.

Splendour in the Grass

Splendour in the Grass là một trong những lễ hội âm nhạc lớn và nổi tiếng ở Úc. Được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 7 tại North Byron Parklands, New South Wales, lễ hội này thu hút hàng nghìn người yêu âm nhạc khắp nơi trên thế giới đến tham gia và trải nghiệm không gian âm nhạc độc đáo. Đây không chỉ là nơi tận hưởng những tiết mục âm nhạc xuất sắc của các nghệ sĩ nổi tiếng, mà còn là cơ hội để gặp gỡ các tài năng trẻ ở nhiều thể loại âm nhạc như: rock, pop, hip-hop,…

Điểm nổi bật của Splendor in the Grass chính là không gian thiên nhiên đầy mê hoặc, với các sân khấu được dựng lên ở giữa những khu rừng, đồng cỏ và cánh đồng hoa.

Ngoài âm nhạc, Splendor in the Grass còn mang đến một trải nghiệm đa dạng về nghệ thuật lễ hội âm nhạc tại Úc, với những triển lãm độc đáo, các gian hàng thực phẩm đa dạng và các hoạt động giải trí náo nhiệt.

Woodford Folk Festival

Woodford Folk Festival là một trong những sự kiện có quy mô lớn và mang ý nghĩa văn hóa. Lễ hội Dân gian Woodford đã trở thành một biểu tượng của nền âm nhạc và nghệ thuật Úc.

Woodford Folk Festival được tổ chức trong một không gian rộng lớn, với nhiều sân khấu và khu vực biểu diễn khác nhau. Tại đây, người tham dự có cơ hội tham gia vào những buổi biểu diễn trực tiếp từ của nghệ sĩ tên tuổi trong và ngoài nước. Lễ hội còn tạo nên một không gian thân thiện cho cả gia đình, với các hoạt động dành cho trẻ em và các khu vực vui chơi sáng tạo. Với sự kết hợp giữa âm nhạc, nghệ thuật và văn hóa Woodford trở thành một lễ hội nổi tiếng và nhận được sự chú ý của cả nước. Đây không chỉ là nơi tận hưởng âm nhạc, mà còn là một sự kiện thể hiện tinh thần sáng tạo và sự gắn kết cộng đồng.

Dark Mofo Festival

Đây là sự kiện nổi bật tại Hobart, thủ phủ của đảo Tasmania ở nước Úc. Dark Mofo không chỉ là một lễ hội âm nhạc, mà còn kết hợp giữa văn hóa và nghệ thuật để tạo ra một trải nghiệm khác lạ về những khoảnh khắc của cuộc sống con người.

Dark Mofo Festival diễn ra hàng năm vào khoảng thời gian gần cuối tháng 6 tại cực Nam nước Úc. Với bối cảnh thị trấn Hobart nằm bên bờ biển và núi non, lễ hội này tạo ra một không gian ấn tượng. Một điểm đặc biệt của Dark Mofo là tông màu chủ đạo là màu đỏ và đen, tạo nên không gian tối cực bí ẩn. Dark Mofo khai thác những chủ đề cực bí ẩn để khám phá những khía cạnh sâu xa của tâm hồn con người.

Ngoài ra, Dark Mofo Festival còn tổ chức các hoạt động khám phá về nền văn hóa và tâm linh của người dân Tasmania nói riêng và người dân Úc nói chung. Lễ hội còn tổ chức các sự kiện độc đáo như việc tắm biển vào ban đêm, tạo nên một trải nghiệm không thể quên.

St. Jerome’s Laneway Festival

St. Jerome’s Laneway là một trong những sự kiện âm nhạc nổi tiếng và độc đáo tại nhiều thành phố trên thế giới, bao gồm cả Úc, New Zealand và nhiều quốc gia khác. Lễ hội Laneway được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 tại Melbourne, bởi Dan Rosen và Jerome Borazio. Mục tiêu của họ là tạo ra một sân khấu cho các nghệ sĩ mới nổi và độc lập, mang đến môi trường âm nhạc tương tác và thú vị cho những người yêu thích âm nhạc.

Một trong những điểm đặc biệt của St. Jerome’s Laneway Festival chính là sự tập trung vào các không gian nhỏ và gần gũi. Sân khấu thường được thiết lập tại các khu vực như con phố, ngõ thị hoặc khu vườn, tạo ra cảm giác thân thiện và gần gũi giữa nghệ sĩ và khán giả.

Lễ hội không chỉ là nơi biểu diễn cho các nghệ sĩ nổi tiếng, mà còn tạo ra cơ hội cho các tài năng mới nổi. Điều này đã giúp nhiều nghệ sĩ trẻ tạo dấu ấn và phát triển sự nghiệp.

Meredith Music Festival

Meredith Music Festival có lẽ là một trong những lễ hội âm nhạc kéo dài nhất ở Úc (diễn ra từ giữa tháng 12), thu hút nhiều khán giả trung thành năm này qua năm khác. Nằm ngay bên ngoài thị trấn nhỏ Meredith của bang Victoria, lễ hội này trở thành sự kiện cho tất cả mọi người.

Từ một địa điểm đặc biệt mà mọi người cùng ngắm hoàng hôn đến cổng vòm đám cưới, Meredith có một số truyền thống lâu đời và thú vị đáng trải nghiệm.

Ultra Music Festival

Là một trong những thương hiệu tổ chức lễ hội âm nhạc điện tử nổi tiếng nhất toàn cầu, Ultra Music Festival đã ra mắt lần đầu tiên tại Úc cách đây vài năm. Được tổ chức tại Trường đua ngựa Flemington, Melbourne và Công viên Parramatta, Sydney vào cuối tuần, Ultra Music Festival đã mang đến một đội hình hùng hậu với nhiều nghệ sĩ tài năng nổi tiếng thế giới.\

Sân khấu chính của Ultra Music Festival được tô điểm bởi những tài năng EDM hàng đầu, chẳng hạn như Afrojack, Zedd và DJ Skake. Sân khấu phụ cũng ấn tượng không kém nhờ âm thanh xuất thần và kỹ thuật đẳng cấp như Cirez D, Deborah De Luca,…

Trên đây là Top 9 lễ hội âm nhạc nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi du lịch Úc. Được đắm chìm vào không gian âm nhạc nơi đây chính là một trải nghiệm tuyệt vời nhất!

Điểm danh 15 địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Melbourne, Úc

Nằm ở cực Nam nước Úc, thành phố Melbourne nổi tiếng với sự phong phú về văn hóa, ẩm thực, hoạt động thể thao và đặc biệt là mua sắm. Bên cạnh những danh thắng cảnh đẹp, Melbourne còn được đánh giá là nơi có nhiều địa điểm mua sắm nổi tiếng nhất thế giới.

Khi nói đến trung tâm mua sắm ở Úc, chắc chắn không thể không nhắc đến kinh đô thời trang Melbourne. Nó giống như một quyền công dân dành cho tất cả mọi người thể hiện sự sáng tạo và phong cách của họ thông qua những bộ trang phục được làm rất tinh tế, từ phong cách tự do Hippie, hay ưa chuộng tối giản Minimalism đến Bohemian táo bạo nhưng vẫn lãng mạn, phong lưu.

Melbourne hội tụ đủ các thương hiệu nổi tiếng quốc tế đến các sản phẩm thủ công trong nước, cơ hội tuyệt vời cho du khách thỏa mãn đam mê mua sắm. Nhưng du khách sẽ đi đâu để “săn tìm những kho báu” như vậy ở Melbourne? Dưới đây sẽ là những địa điểm mua sắm tốt nhất khiến du khách sẽ phải lòng thành phố Melbourne:

1. Queen Victoria Market

Queen Victoria Market là một khu chợ nội thành chính thống, nhộn nhịp, là trái tim và linh hồn của Melbourne trong suốt 140 năm. Là ngôi nhà của hơn 600 doanh nghiệp nhỏ, Queen Victoria Market là một nơi tuyệt vời để khám phá các sản phẩm tươi ngon và đặc sản, các sản phẩm làm bằng tay và độc đáo, cafe và đồ ăn ngon, đồ lưu niệm và quần áo.

Mua sắm tại chợ luôn là một trong những thú vui tuyệt vời của cuộc sống. Đó không chỉ là sự phong phú của thực phẩm tươi sống, mà còn là sự thân thiện của những người buôn bán, bầu không khí sôi động và đa văn hóa, các sự kiện và lễ hội đặc biệt cũng như cảm giác thân thuộc đi kèm với nó.

Hãy nhớ tham gia Ultimate Foodie Tour tại Queen Victoria Market, một chuyến tham quan đi bộ có hướng dẫn viên kéo dài 2 giờ, nơi du khách sẽ được nếm những sản phẩm tươi ngon nhất, khám phá các nguyên liệu độc đáo, tìm hiểu các mẹo và thủ thuật để mua sắm và nấu ăn, khám phá lịch sử của chợ và gặp gỡ một số thương nhân tại đây.

Queen Victoria Market cũng là nơi có chợ đêm vào các đêm thứ Tư hàng tuần, trưng bày các món ăn đường phố toàn cầu, nhạc sống và các chương trình giải trí, các quán bar lễ hội, mua sắm đặc sản và trải qua một đêm tuyệt vời ở Melbourne.

2. South Melbourne Market

Chợ South Melbourne mở cửa vào năm 1867, đây là chợ hoạt động liên tục lâu nhất của Melbourne. Với gần 150 gian hàng do các tiểu thương điều hành, khu chợ có rất nhiều sản phẩm bao gồm trái cây và rau tươi, hàng thịt, gia cầm, hải sản và đồ ăn nhẹ, hàng tạp hóa và thực phẩm đặc sản, thức ăn và vật dụng cho vật nuôi, thời trang nam và nữ, giày dép, phụ kiện và quần áo trẻ em, đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp, sách và văn phòng phẩm. Bên cạnh đó, Chợ South Melbourne còn có các nhà hàng, quán cafe, cửa hàng đặc sản và đồ ăn mang đi, bánh ngọt và bánh kẹo. Đây đích thực là khu chợ có tất cả mọi thứ du khách muốn tìm.

3. Camberwell Sunday Market

Một trong những địa điểm mua sắm rất được ưa thích của thành phố, Chợ Chủ nhật Camberwell là nơi mà du khách có thể tìm thấy những món đồ rẻ đến bất ngờ, thậm chí là miễn phí. Bắt đầu hoạt động từ năm 1976, Chợ Camberwell được tổ chức đều đặn vào Chủ nhật hàng tuần. Đây được xem là khu chợ trời cuối tuần nổi tiếng nhất Melbourne với hơn 300 quầy hàng. Khách hàng có thể tìm thấy những vật dụng thủ công được làm bởi các chủ gian hàng hoặc đồ cũ được bán lại như đồ sành sứ, tranh ảnh, đồ cổ, quần áo, sách,… Du khách cũng có thể mua được những mặt hàng như nón, giày và túi xách.

4. Rose Street Artists Market

Ẩn mình trên một con phố nhỏ ở khu ngoại ô Fitzroy, Rose Street Artists Market được biết đến qua không gian độc đáo, quy tụ những món quà có một không hai. Bắt đầu hoạt động từ năm 2003, Rose Street Artists Market mở cửa lúc 11h00 đến 17h00 vào các ngày thứ Bảy và Chủ Nhật. Nơi đây quy tụ nhiều bạn trẻ sáng tạo, nhà thiết kế mới nổi đến giới thiệu và bày bán các sản phẩm làm bằng tay vô cùng tỉ mỉ của mình.

Rose Street Artists Market gồm hai khu vực ngoài trời và có mái che lớn, với hàng chục gian hàng. Theo thời gian, nó dần được nhiều người biết tới và nằm trong top các địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Melbourne mà du khách không nên bỏ qua.

5. Esplanade Markets

Mở cửa năm 1970 trải qua gần 50 năm hoạt động, Esplanade Markets là một địa điểm mua sắm nổi tiếng ở Melbourne mà khách du lịch nước ngoài thường xuyên ghé thăm. Nằm bên bãi biển St Kilda, Chợ Esplanade hòa quyện cùng cảnh vật thơ mộng, đẹp như tranh vẽ. Cứ mỗi cuối tuần lại có hàng trăm nghệ nhân trong và ngoài nước bày bán những sản phẩm địa phương hoặc các nơi khác.

Nếu du khách đang tìm kiếm món quà lưu niệm khi du lịch Melbourne thì đến Chợ Esplanade, “thiên đường” với vô số món quà đẹp. Ngoài mua hàng, du khách còn có thể trò chuyện cùng người bán để hiểu rõ hơn về món đồ chọn mua. Mặt khác, Chợ Esplanade có bố trí khu vực dành riêng để du khách thỏa sức sáng tạo nếu muốn thể hiện tài năng của mình.

6. Highpoint Shopping Center

Highpoint Shopping Center có quy mô hơn 400 cửa hàng khác nhau và được xem là trung tâm mua sắm lớn ở thành phố Melbourne. Trung tâm thương mại này có các sản phẩm mang thương hiệu lớn đa dạng về quần áo, đồ dùng, và còn là khu phức hợp bao gồm các hoạt động giải trí như phim, ẩm thực, trò chơi…

7. Chadstone

Được thành lập năm 1960, Chadstone là khu phức hợp mua sắm lớn nhất ở Úc. Bên dưới mái vòm to khổng lồ như màng nhện, Chadstone được coi là thế giới thu nhỏ vì hội tụ đủ các mặt hàng, từ quần áo thiết kế có thương hiệu, phụ kiện, các mặt hàng thời trang phổ biến tại địa phương và hơn thế nữa. Một số thương hiệu phổ biến nhất bao gồm: Armani Exchange, FCUK, Polo Ralph Lauren, Mecca Cosmetica, Oroton và Max Co. Bên cạnh các thương hiệu quốc tế này, du khách sẽ tìm thấy một loạt các nhãn hiệu địa phương như: Anthea Crawford, Alannah Hill, Carla Zampatti, Saba, Trent Nathan và Collette Dinnigan. Nhìn chung, kinh đô thời trang cung cấp hơn 400 cửa hàng cho những người đam mê mua sắm. Ngoài ra, Chadstone cũng là nơi đặt trụ sở của các nhà bán lẻ lớn như: Target, David Jones, Myer, Kmart và Toys R Us.

Nếu du khách là “tín đồ” của Apple, du khách thực sự may mắn vì Chadstone có cả một cửa hàng Apple “siêu to khổng lồ” chuyên thiết bị điện tử đa dạng. Bên cạnh đó, một khu ẩm thực mới với 1.300 chỗ ngồi cùng một màn hình lớn trình chiếu các show thời trang hay các bộ phim – như một nơi ưu đãi dành cho bữa ăn gia đình và bạn bè. Địa điểm này có đến 16 rạp chiếu phim Megaplex, cũng như nhiều lựa chọn giải trí khác vô cùng hoành tráng.

8. Emporium Melbourne

Trung tâm mua sắm Emporium Melbourne mới mở cửa trong những năm gần đây. Nằm giáp với hai con đường Lonsdale và Little Bourke, tòa nhà khổng lồ rộng 48.000m2 với 7 tầng là “thiên đường” cho các “tín đồ” thời trang hay mua sắm.

Emporium Melbourne  nổi tiếng với nội thất mới lạ với 200 cửa hàng có tên tuổi hàng đầu về thời trang (Topshop, Uniqlo, Calvin Klein, Zoo York, Lacoste….), đồ gia dụng và kim hoàn sang trọng của Đan Mạch. Với khu ẩm thực cao cấp cung cấp hơn 30 lựa chọn, nhiều quán cafe và nhà hàng, và khu ẩm thực ở tầng hầm với nhiều lựa chọn hơn nữa.

Ở dưới sảnh của tòa nhà, nơi các sự kiện lớn nhỏ được tổ chức trong các dịp lễ đặc biệt không kém phần thu hút người dân địa phương cũng như khách nước ngoài. 

Có rất nhiều máy ATM nằm bên trong Emporium Melbourne  và dịch vụ trợ giúp đặc biệt nằm ở tầng trệt. Dịch vụ trợ giúp đặc biệt có thể sắp xếp giữ hành lý của du khách hoặc bất kỳ giao dịch mua sắm lớn nào cho đến khi du khách sẵn sàng rời đi. Tại đây cũng có wifi miễn phí và có các phòng dành cho cha mẹ phù hợp cho những ai đi du lịch cùng con nhỏ.

9. Melbourne Central

Melbourne Central trải dài từ Lonsdale đến đường La Trobe theo chiều sâu, đường Swanston đến Elizabeth về chiều rộng và chiều cao lên đến 5 tầng. Melbourne Central gây ấn tượng bởi kiến ​​trúc độc đáo bao gồm Đồng hồ Marionette khổng lồ treo ở Quảng trường Tháp Shot, nổi tiếng với bài hát quốc ca Úc “Waltzing Matilda” được trình diễn hàng giờ. Nếu du khách mới đến Melbourne, địa điểm để hẹn gặp bạn bè dễ nhất chính là ngay dưới chiếc đồng hồ này. Không những thế, nơi có 300 cửa hàng nổi tiếng (bao gồm Sephora, SABA và a Hoyts) và có ga xe lửa riêng (Ga Trung tâm Melbourne).

Melbourne Central không thiếu cửa hàng quần áo mang phong cách Châu Á: St.Station, JNBY, Studio K, Kanzi… luôn có một số đợt giảm giá cố định như: Boxing Day, Mother’s Day, Singles Day, Summer sales, Winter sales,… Nếu thường xuyên “lượn quanh” Melbourne Central những dịp này, du khách sẽ thấy ngập tràn những dòng chữ đỏ chói SALE 30%-80%.

10. DFO South Wharf

Tìm sản phẩm giá rẻ như “mò kim đáy bể”, tuy nhiên, tại Trung tâm mua sắm DFO South Wharf lại rất dễ dàng tìm được những món hời mà không cần tốn thời gian. DFO South Wharf là địa điểm khá nổi tiếng ở Melbourne với hệ thống cửa hàng mang tên Direct Factory Outlets sở hữu hơn 120 nhãn hiệu luôn cập nhật những phong cách mới nhất.

Tất cả các cửa hàng bán trực tiếp, những mặt hàng ở đây không qua đại lý hay phân phối nên giá rất rẻ. Trung tâm không chỉ đáp ứng nhu cầu của những người yêu thích thời trang mà còn là nơi cung cấp những vật phẩm trang trí nhà cửa hay nguyên liệu để làm nên bữa ăn ngon,…

11. The Strand

Là sự kết hợp thú vị giữa thời trang và đáp ứng các nhu cầu khác của cuộc sống, The Strand tập trung một số thương hiệu thời trang, salon chăm sóc sắc đẹp và các quán ăn. Ở đây, du khách sẽ tìm thấy các nhãn hiệu thời trang: Desigual, Gorman, Nobody Denim, Midas, Veronika Maine và Habbot cũng như Brow Theory, Australia Post, Dinosaur Designs và The Bathing Box.

12. Harbour Town

Trung tâm mua sắm Harbour Town nằm ở Docklands có hơn 100 cửa hàng bày bán sản phẩm của Costco, Bonds Outlet, Pumpkin Patch, Levi’s Outlet, Royal Doulton Outlet, Canterbury, Forever New và Toy World. Ở đó cũng có một khu vực ăn uống và giải trí nổi tiếng gồm: Melbourne Star, Glow Golf, O’Brien Group Arena và Simulator World.

13. Bourke Street

Theo truyền thống, Phố Bourke là một trong những nơi tốt nhất để mua sắm và giải trí ở Melbourne. Trong quá khứ, đường phố này là nơi có một số nhà hát và rạp chiếu phim lớn nhất trong thị trấn. Hiện tại, khung cảnh giải trí đã thay đổi do có thêm các cửa hàng, nhà hàng và địa điểm vui chơi giải trí mới.

Những ai yêu thích mua sắm nên ghé thăm trung tâm mua sắm ở Melbourne này. Đây là trung tâm mua sắm dành cho người đi bộ ngoài trời nổi tiếng nhất ở Melbourne. Trong khu vực sôi động này, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều cửa hàng, cửa hiệu và nhà hàng bán vô số những món đồ độc đáo cùng thức ăn ngon. Một số cửa hàng mà du khách sẽ tìm thấy dọc theo Bourke Street Mall bao gồm: Zara, Swarovski, Sussan, Katies, Body Shop, Sportsgirl, Cue, và nhiều cửa hàng khác nữa.

Bên cạnh đó, nơi đây có vô số nhà hàng cao cấp được trang trí đẹp mắt, các quán bar và quán rượu nhộn nhịp, cùng một loạt các địa điểm ăn uống bình dân. Cho dù du khách yêu thích bít tết hay hải sản, du khách sẽ tìm thấy mọi thứ ở đây.

14. Collins Street

Collins Street mang dấu ấn lịch sử hàng thế kỷ, thể hiện rõ qua bộ sưu tập các tòa nhà tuyệt đẹp. Du khách sẽ ngạc nhiên trước ngọn tháp cao 120 foot và kiến trúc Gothic ấn tượng.

Phố Collins cực kỳ sang trọng, nổi tiếng với bộ sưu tập khổng lồ các cửa hàng mua sắm sang trọng. Nằm bên trong các tòa nhà, các cửa hàng cao cấp bao gồm: Chanel, Giorgio Armani và Louis Vuitton. Ngoài ra còn có rất nhiều khách sạn năm sao hàng đầu, câu lạc bộ tư nhân và tiệm kim hoàn lộng lẫy ở Phố cuối Paris. Giữa các cửa hàng cao cấp dọc theo Phố Collins, du khách sẽ tìm thấy những quán bar phục vụ cocktail, không gian hoàn hảo để thư giãn và xả hơi sau một ngày mua sắm dài.Thưởng thức đồ ăn nhẹ tại quán bar Mamasita, và thưởng thức món Thái tại Magic Mountain Saloon, hoặc, để thưởng thức nhạc sống, hãy đến Boney để xem một buổi biểu diễn của ban nhạc!

15. Quảng trường Federation

Đặt chân đến thành phố Melbourne, du khách không thể bỏ qua Quảng trường Federation – một không gian kiến trúc cổ kính, độc đáo và rộng lớn đủ cho 20.000 người tập trung. Nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động mang tính cộng đồng của thành phố, các sự kiện văn hóa, các buổi biểu diễn âm nhạc, ẩm thực,… và cũng là một địa điểm mua sắm rất thú vị. Đến đây, du khách có thể tìm thấy các mặt hàng bao gồm: quần áo, giày dép, mũ nón, túi xách, đồ lưu niệm và quà tặng đủ chủng loại.

Hy vọng những trung tâm mua sắm ở Melbourne bên trên sẽ làm bạn hài lòng. Hãy đến những địa điểm này trong chuyến du lịch Úc để tận hưởng những không gian mua sắm vô cùng náo nhiệt và tuyệt vời nhé!

9 địa điểm mua sắm hấp dẫn ở Gold Coast nước Úc thu hút nhiều khách du lịch nhất

Gold Coast – thành phố ven biển với những bãi cát vàng xinh đẹp của nước Úc. Gold Coast không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm đẹp, những công viên trò chơi theo chủ đề thú vị mà còn nổi tiếng là một trong những địa điểm mua sắm hấp dẫn nhất nước Úc.

Gold Coast là một thành phố thuộc tiểu bang Queensland ở bờ Đông của nước Úc, cách thủ phủ Brisbane khoảng 94km về phía Nam. Gold Coast có khoảng nửa triệu dân và là thành phố phát triển nhanh nhất ở Úc theo số dân. Đây là thành phố lớn thứ nhì của bang Queensland và là thành phố lớn thứ 6 ở Úc.

Gold Coast là nơi dành cho các “tín đồ” mua sắm, du khách có thể tìm thấy tại thành phố này những trung tâm thương mại lớn với hàng hóa xa xỉ, những cửa hàng bán đồ lưu niệm độc đáo, những phiên chợ bán đồ thủ công, và cả những khu chợ đêm ven biển. Bên cạnh đó, những mặt hàng ở Gold Coast cũng được đánh giá là độc đáo, lạ mắt và khó có thể tìm thấy ở nơi khác, hơn hết là giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo.

Dưới đây là gợi ý về một số địa điểm mua sắm ở Gold Coast dành cho những du khách có nhu cầu mua quà cho bản thân và gia đình:

Pacific Fair Shopping Centre

Pacific Fair Shopping Centre là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất tại bang Queensland nói chung và thành phố Gold Coast nói riêng. Nằm ở trung tâm Broadbeach, gần cao tốc Gold Coast, Pacific Fair Shopping Centre đang sở hữu hơn 400 cửa hàng thuộc nhiều thương hiệu nổi tiếng khác nhau như: David Jones, Target, Adidas, H&M,…

Du khách có thể tìm thấy những siêu thị nổi tiếng của Úc như: Coles, Big, Woolworths tại Pacific Fair Shopping Centre. Ngoài ra, du khách có thể lên rạp chiếu phim Event Cinemas để thưởng thức những bộ phim với chất lượng hấp dẫn.

Oasis Shopping Center

Cũng nằm ở Broadbeach, Oasis Shopping Center sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về thời trang và ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới với nhiều cửa hàng, nhà hàng, quán cafe từ các thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, du khách có thể tìm thấy nhiều dịch vụ khác nhau như: phòng khám, chỗ tập Gym và Yoga.

Ngoài ra, nếu chịu khó theo dõi trang chủ của Oasis Shopping Center, du khách sẽ nắm được những sự kiện khuyến mại hấp dẫn. Trung tâm thương mại ở Gold Coast này mở cửa từ 9:00AM tới 7:00PM các ngày trong tuần.

Robina Town Center

Robina Town Center là trung tâm thương mại lớn thứ hai tại Gold Coast tính đến thời điểm này và là địa điểm đặt cửa hàng của những thương hiệu như: Arbour Lane, Bazaar Street,… Robina Town Center nổi tiếng với phong cách làm dịch vụ chuyên nghiệp của mình với hệ thống đỗ xe thông minh, rạp chiếu phim, sân golf mini, khu trò chơi laser M9 Laser Skirmish.

Ngoài ra, Robina Town Center còn là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc và các chương trình khuyến mại hấp dẫn. Robina Town Center mở cửa hàng ngày từ 9:00AM tới 5:30 AM.

Burleigh Heads Village Markets

Là một trong những khu chợ nổi tiếng của thành phố Gold Coast, Burleigh Heads Village Markets hoạt động vào mỗi thứ Năm đầu tiên và thứ Năm thứ ba trong mỗi tháng tháng tại trường Burleigh Heads State School; hoạt động vào ngày Chủ nhật cuối cùng của mỗi tháng tại Paradise Point Park từ 8:30AM – 1:00PM.

Burleigh Heads Village Markets chắc hẳn sẽ khiến các bạn nữ phát cuồng bởi những mặt hàng thời trang, phụ kiện vô cùng dễ thương theo phong cách độc đáo được bán với giá cả phải chăng. Ngoài ra, ở Burleigh Heads Village Markets luôn có những lễ hội âm nhạc thu hút nhiều khách tới thưởng thức.

Surfers Paradise Beachfront Markets

Surfers Paradise Beachfront Markets hoạt động vào thứ Tư, thứ Sáu và Chủ nhật tại Surfers Paradise Beach được biết đến với những mặt hàng được bán hạ giá và là một trong những khu chợ đêm lớn nhất thành phố Gold Coast. Ở đây có hơn 120 gian hàng bao gồm các sản phẩm thời trang, trang sức, đồ lưu niệm, mỹ phẩm, đồ trang trí nhà cửa. Đây là một nơi thích hợp dành cho những ai muốn mua quà lưu niệm cho người thân.

Broadbeach Art & Craft Markets

Nằm ở vị trí thuận lợi, gần Câu lạc bộ lướt sóng Kurruwa và Trung tâm thương mại Oasis, Chợ Broadbeach Art & Craft được tổ chức vào thứ Năm đầu tiên và thứ Ba của mỗi tháng từ 8:AM đến 2:30 AM tại Kurruwa Park. Tại đây, du khách có thể tìm thấy những sản phẩm trang sức, quần áo làm thủ công, và một vài món ăn nướng thơm lừng.

Sanctuary Markets

Chợ thực phẩm và đồ thủ công tại Khu bảo tồn Động vật hoang dã Currumbin nổi tiếng là địa chỉ rất đáng để trải nghiệm khi du lịch Gold Coast. Đến Sanctuary Markets, du khách sẽ được khám phá một nền ẩm thực đa dạng từ Nhật Bản, Brazil, Nam Phi và Ý. Đặc biệt, khu vực ăn uống bí mật có máy lạnh vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông. Sanctuary Markets chỉ mở cửa duy nhất vào thứ 6 từ 4:PM đến 9:PM tại Village Green.

Hota Farmers & Artisan Markets

Chợ Nông sản & Thủ công Hota là địa điểm để du khách gặp gỡ những người nông dân, người trồng trọt và nhà sản xuất địa phương. Tại đây, du khách có thể thỏa sức “chất đầy” trái cây và rau quả tươi vào giỏ, thưởng thức các món ngon được nướng, hun khói, xử lý và chế biến với triết lý từ paddock-to-plate, và đừng quên mang theo tấm thảm dã ngoại để đắm mình dưới ánh nắng trong khi nhâm nhi các món ngon. Du khách có thể chọn bắt đầu bằng bữa sáng, ở lại ăn bữa nửa buổi và thưởng thức nghệ thuật tại Phòng trưng bày New Hota – cũng mở cửa từ 10:AM đến 5:PM vào ngày họp chợ.

Helensvale Farmers Market

Địa điểm yêu thích cuối tuần của người dân địa phương ở phía Bắc Gold Coast là Chợ Nông sản Helensvale. Du khách hãy bắt đầu ngày cuối tuần của mình một cách tươi mới bằng cách đến đây sớm để thưởng thức bữa sáng thịnh soạn cùng với cafe trong âm thanh sống động của địa phương! Sau đó, du khách có thể chọn mua trái cây tươi, rau, hoa, thực phẩm tốt cho sức khỏe và thời trang được tuyển chọn và chế tạo bởi các nghệ nhân địa phương, nhà sản xuất vi mô và người trồng trọt đầy nhiệt huyết.

Trên đây là danh sách 9 địa điểm mua sắm hấp dẫn ở Gold Coast thu hút nhiều khách du lịch nhất hiện nay. Nếu du khách có dự định ghé thăm thành phố Gold Coast trong hành trình du lịch Úc thì đừng bỏ qua các địa điểm mua sắm này nhé! Chúc du khách có một chuyến đi thật vui vẻ và đầy thú vị!

Trải nghiệm công nghệ làm đẹp tại “thiên đường” Sealala Spa ở xứ Hàn

Hàn Quốc là điểm đến hấp dẫn với các thắng cảnh đẹp, những di tích văn hóa đã góp phần giúp lượng khách du lịch nước ngoài đến với xứ sở này ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó, spa làm đẹp, khu nghỉ dưỡng ở Hàn Quốc cũng đang thu hút khách thập phương đến để tận hưởng và trải nghiệm công nghệ làm đẹp, nổi bật trong số đó là Sealala Spa.

Sealala Spa nổi tiếng là một trong những Spa làm đẹp với công nghệ hiện đại hàng đầu Hàn Quốc. Sealala Spa tọa lạc ngay trong tòa nhà LOOX thuộc khu vực Yeongdeungpo-gu của thủ đô Seoul.

Khu phức hợp Spa và công viên nước Sealala mặc dù không có diện tích rộng nhưng ưu điểm của nơi đây là được thiết kế theo lối kiến trúc Hy Lạp rất đẹp, và rất thuận tiện để đến đây bằng tàu điện ngầm. 

Vì được lấy cảm hứng từ đảo Santorini của Hy Lạp, nên ấn tượng đầu tiên khi du khách đến Sealala chính là màu nước xanh như biển Địa Trung Hải. Nơi đây có rất nhiều hồ bơi (trong đó nổi tiếng nhất với bể bơi dài 140m), suối nước, các bãi biển nhân tạo. Một điểm nhấn khác của Sealala là khu vui chơi trong nhà với tiện nghi hoàn hảo. Cùng với đó là đường trượt nước tốc độ cao 20m và đường trượt dài 32m. Ngoài ra, Sealala còn có khu Aqua Kidsland với đường trượt nước dành cho trẻ em, đài phun nước hình piano và đặc biệt là hệ thống spa hiện đại với hơn 11 loại massage khác nhau.

Đến với Sealala Spa, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác thư thái cùng những phòng tắm hơi hiện đại bậc nhất, với nhiệt độ tối thiểu xấp xỉ 60 độ C, giúp thúc đẩy mồ hôi và các chất độc trong cơ thể, giảm đau viêm khớp và hỗ trợ rất lớn trong việc giảm cân, những dịch vụ massage dưới nước độc đáo và hiện đại như: xông hơi, thư giãn toàn thân với liệu pháp tắm phun Hydro,… cùng với hệ thống hồ bơi nhân tạo tiện nghi của công viên nước gồm: bãi biển nhân tạo, máng trượt nước, công viên nước dành cho trẻ em, các hồ bơi trong hang động chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng và thỏa mãn.

Giá cả dịch vụ ở đây khá hợp lý, chỉ với 8.000 Won, du khách đã có thể sử dụng các dịch tắm hơi Spa và 20.000 Won để vui chơi trong khu công viên nước vào các ngày trong tuần. Ngoài ra, nơi đây cũng thường xuyên tổ chức các sự kiện spa và massage cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn chắc hẳn sẽ khiến du khách hài lòng.

Chỉ cần đặt chân đến Sealala Spa và sử dụng các dịch vụ spa ở đây một lần, du khách sẽ phải ngạc nhiên với làn da mượt mà, rạng rỡ cùng cơ thể khỏe mạnh thư thái, mang lại sự năng động và cảm giác đầy hứng khởi.

Hàn Quốc lại được mệnh danh là đất nước hàng đầu về công nghệ làm đẹp của Châu Á. Điều này đã được thể hiện bởi các khu nghỉ dưỡng, spa làm đẹp nổi tiếng. Hãy ghé thăm Sealala Spa trong chuyến du lịch Hàn Quốc để được trải nghiệm thú vị nhé!

Chợ Sorae – “Thiên đường hải sản” ở Thành phố Incheon, Hàn Quốc

Thành phố Incheon tươi đẹp của Hàn Quốc là một điểm đến nổi tiếng được rất nhiều khách du lịch nước ngoài tìm đến. Khi đến với thành phố này, du khách không nên bỏ qua chuyến thăm thú Chợ Hải sản Sorae. Nơi đây sẽ mang lại cho du khách trải nghiệm thú vị khi đến tham quan và mua sắm.

Nếu ở thành phố biển Busan có Chợ Hải sản Jagalchi, ở Seoul tự hào có chợ hải sản trong nhà Noryangjin thì Incheon nổi tiếng với Chợ Hải sản Sorae đông vui, tấp nập với số lượng khách lên tới 30.000 người vào cuối tuần.

Khu chợ này có ưu điểm là có đầy đủ các loại hải sản và đặc biệt hải sản luôn tươi sống vì được cung cấp ngay từ bến cảng Sorae bên cạnh. Đứng từ sân thượng của chợ, du khách có thể ngắm cảnh biển rất thơ mộng và từng đoàn thuyền đánh cá cập bến vào khoảng 17:00 – 18:00 cũng như cảnh mua bán tấp nập ngay tại đây. Du khách có thể mua hải sản trực tiếp từ các chủ thuyền với giá hợp lý nhất rồi tự chế biến hay thuê người làm với giá rất rẻ.

Chợ Hải sản Sorae còn nổi tiếng với các tiệm “bách hóa cá muối” với đủ loại hải sản muối như: trứng cá muối, cá cơm muối lên men, bạch tuộc muối, tôm muối, cá trích muối, cua muối,…

Trong Chợ Sorae có nhiều hàng hải sản nhưng chủ yếu là chế biến gỏi cá sống và canh hải sản cay. Đối với những thực khách không quen ăn hai món này thì mua hải sản về nhà chế biến theo ý thích.

Bên bờ biển, du khách sẽ thường bắt gặp nhiều bác Ajeossi Hàn Quốc đi câu, mang theo cả bếp ga du lịch, các đồ ăn kèm rồi ngồi ngay tại đó thưởng thức “thành quả” vừa câu được.

Đến Chợ Sorae với nhiều loại hải sản tươi sống và giá cả hợp lý sẽ khiến du khách muốn mua thật nhiều, vì vậy du khách nên mang theo túi xách to, túi đi chợ có bánh lăn và tốt nhất là mang theo tiền mặt để chủ hàng giảm giá cho ít nhiều.

Chợ Hải sản Sorae quả là một địa điểm hấp dẫn đúng không du khách? Nếu gọi nơi đây là thiên đường hải sản thì cũng không sai. Nơi đây luôn hân hoan chào đón du khách vào bất cứ lúc nào trong ngày và bất cứ ngày nào trong năm. Vậy nên nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, du khách đừng bỏ qua điểm đến nổi tiếng này nhé!

Suntec City – kiến trúc có yếu tố cầu thịnh vượng, đem lại tài vận cho Singapore

Singapore được mệnh danh là “thiên đường mua sắm” với nhiều trung tâm thương mại và con phố thời trang. Chính vì vậy mua sắm là trải nghiệm không thể bỏ qua khi du lịch Singapore. Ở “quốc đảo Sư Tử”, Suntec City là một trong những khu trung tâm mua sắm lớn nhất và nổi tiếng nhất. Không chỉ vậy, với nguyên tắc xây dựng mang tính phong thủy giúp Suntec City càng được nổi danh hơn.

Suntec City hay còn được gọi với cái tên khác là “Thành phố phong thủy”. Thực ra đây là một trong những khu trung tâm mua sắm lớn và nổi tiếng nhất “quốc đảo Sư Tử”, được xây dựng từ năm 1989, khánh thành vào tháng 8/1995. Cho đến nay, mặc dù cũng đã trải qua gần 30 năm nhưng công trình này vẫn trong rất mới và hiện đại khi đứng cùng những tòa cao ốc khác. Đặc biệt, Suntec City còn được xem là một trong những kiến trúc có yếu tố cầu thịnh vượng, đem lại tài vận cho “quốc đảo Sư Tử”.

Suntec City là một khối gồm 4 tòa cao ốc với 45 tầng và một tòa nhà 18 tầng bao quanh Đài phun nước Thịnh Vượng (Fountain of Wealth). Nếu đứng từ dưới nhìn lên, có thể du khách sẽ khó hình dung phần nào về kiến trúc và ý đồ phong thủy của người thiết kế áp dụng vào lên đó, nhưng khi đứng ở vị trí từ trên nhìn xuống, du khách mới có thể có được cái nhìn bao quát hơn. Du khách sẽ thấy 4 khối nhà cao được sắp xếp như bàn tay trái với những ngón tay co lại, bên dưới là Đài nước Thịnh Vượng trông giống một chiếc nhẫn vàng đang nằm trong lòng bàn tay, còn khối nhà thấp tượng trưng cho cổ tay. Toàn bộ “thành phố” trông giống bàn tay trái đang nắm giữ chiếc nhẫn vàng, trong quan niệm của người Singapore thì bàn tay trái là bàn tay nắm quyền lực, điều này cũng đồng nghĩa rằng, tổng thể Suntec City khao khát “một tay nắm giữ của cải toàn thế giới”.

Nằm ngay trung tâm của Suntec City là Đài phun nước Thịnh Vượng khổng lồ. Công trình này được xếp vào danh sách kỷ lục Guinness vào năm 1998 là đài phun nước lớn nhất thế giới. Khi xây dựng Suntec City, các nhà phong thuỷ đã phối hợp với kiến trúc sư cho ra công trình phù hợp nhất với các nguyên tắc phong thuỷ.

Đài phun nước Thịnh Vượng được làm bằng đồng với niềm tin sự kết hợp Kim – Thủy (đặc biệt là kim loại đồng) là biểu tượng cho sự thành công. Đài nước hình tròn, đường kính 21m, có 4 chân, cao 13,8m, biểu tượng cho 4 sắc tộc và tôn giáo ở “quốc đảo Sư Tử”. Điều đặc biệt nhất ở đây là thay vì phun nước lên cao, đài nước phun nước xuống thấp và tụ vào trong với ý nghĩa của cải tụ hội về nơi này. Dưới chân đài phun nước có hình chạm khắc 12 con giáp màu ngói đỏ, cạnh đó có tấm biển ghi ý nghĩa và đặc tính của cung mạng.

Khách du lịch đến Singapore thường được khuyên đến đài nước này vào những giờ khắc thiêng liêng (mở cửa lúc 18h hàng ngày). Mọi người được hướng dẫn đi vòng quanh chân đế đài nước giơ bàn tay trái ra và cầu nguyện theo ý thích, chạm tay 3 lần vào giếng nước giữa trung tâm để nhận được may mắn.

Vào ban đêm, những đài phun nước trở thành tia laser rực rỡ với những màn trình diễn nhịp điệu nước và những chương trình biểu diễn âm nhạc sống động. Nhưng thực tế theo phong thủy, ánh sáng phát ra nhiều màu nhưng thiên về màu tối như tím, xanh, đỏ quét đều toàn cảnh khu vực.

Nếu du khách đi xuống tầng dưới đất nơi có đài nước ở trên thì hóa ra đài nước phong thủy là trung tâm điểm của một khu thương mại đồ sộ, khang trang và hiện đại nằm sâu dưới lòng thành phố. Từ đây nối liền với hệ thống metro hiện đại của Singapore làm cho người ta có cảm giác thành phố Singapore hoạt động dưới 2, 3 tầng địa chất. Không gian bên tầng dưới mặt đất rộng lớn đến độ có khả năng chứa cả triệu người dân thành phố.

Suntec City không chỉ gây ấn tượng bởi là một công trình đẹp, mang ý nghĩa độc đáo mà nơi đây cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm mua sắm thú vị nhất ở “quốc đảo Sư Tử”. 

Trung tâm mua sắm Suntec City có hơn 300 cửa hàng bán lẻ – bày bán đồng hồ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, thiết bị điện tử…; có 50 xe bán hàng và có tới 100 địa điểm ăn uống trải khắp 4 tầng. Khu mua sắm lớn này được chia thành 4 khu vực: Khu Galleria chuyên bán các nhãn hiệu cao cấp, một phần của Trung Tâm Sáng Tạo và Triển Lãm Suntec; Khu Tropics chuyên về hàng hóa và những dịch vụ phục vụ đời sống hàng ngày, các cửa hàng theo chủ đề phong cách và hợp túi tiền hơn; Khu Fountain Terrace là một khu vực ăn uống; Khu Entertainment Centre bao gồm một phòng tập thể dục, rạp chiếu phim, khu trò chơi điện tử và nhiều dịch vụ giải trí khác. Du khách cũng sẽ bắt gặp cửa hàng tại Singapore đầu tiên của Carrefour ở đây, cùng với các nhà bán lẻ khác như: Harvey Norman, Toys ‘R’ Us, Topshop, Raoul, Golf House và còn có một cửa hàng mẫu của hãng Adidas nữa.

Mỗi một công trình tại Singapore, điển hình như Suntec City đều mang dáng dấp phong thủy hoặc dáng dấp của sự hiện đại, độc đáo có một không hai nên dù không phải là một đất nước có nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên như Việt Nam hay nhiều điểm vui chơi giải trí, ẩm thực đa dạng như Thái Lan thì khách du lịch vẫn ưu ái cho Singapore rất nhiều vì một đất nước văn minh, sạch sẽ và tiến bộ. Du khách hãy Book Tour Singapore và cùng chúng tôi khám phá về đất nước xinh đẹp này nhé!

Niō – Tượng Thần hộ Tự linh thiêng ở Nhật Bản

Những bức tượng Thần hộ Tự là một hình ảnh quen thuộc ở lối vào của các ngôi chùa Phật giáo ở Đông Á. Mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau và ở Nhật Bản, bức tượng thần này được gọi là “Niō”.

Dvarapala hoặc Dvarapalaka (tiếng Phạn có nghĩa “người canh gác cửa / cổng”; IAST/chữ Phạn phiên âm Latinh: Dvarapala): vị hộ môn thần thường được thể hiện như là một chiến binh hoặc người khổng lồ đáng sợ, với một thứ vũ khí – phổ biến nhất là Gada (chùy). Những bức tượng Dvarapala là một thành tố kiến trúc phổ biến rộng khắp các nền văn hóa Hindu, Phật giáo và Kỳ-na giáo, cũng như trong các khu vực chịu ảnh hưởng.

Trong hầu hết các ngôn ngữ Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Khmer và Java), những hình tượng bảo hộ này được đề cập như Dvarapala. Tiếng Phạn “Dvara” có nghĩa là “cổng” hoặc “cửa” và “pala” có nghĩa là “người canh gác” hoặc “người bảo vệ”.

Tên gọi có liên quan ở Indonesia và Malaysia là “Dwarapala”. Những hộ môn thần này trong các ngôn ngữ khác ở vùng phía Bắc Châu Á là “Kongorikishi” hoặc “Niō” trong tiếng Nhật, “Heng Ha Er Jiang” trong tiếng Trung Hoa và “Narayeongeumgang / Geumgangmun” trong tiếng Hàn.

Các bức tượng hộ thần này theo truyền thống thường được đặt bên ngoài các ngôi chùa Phật giáo hoặc đền thờ Hindu giáo, cũng như trong các kiến trúc khác như cung điện hoàng gia, để bảo vệ những nơi chốn thiêng liêng bên trong.

Tùy thuộc vào kích thước và sự giàu có của ngôi đền, những hộ môn thần này có thể được đặt đơn lẻ, theo cặp hoặc trong các nhóm lớn hơn. Các kiến trúc nhỏ hơn có thể chỉ có duy nhất một bức tượng dvarapala. Thường có một cặp tượng được đặt ở hai bên ngưỡng cửa nơi đền thờ. Một số địa điểm lớn hơn có thể có 4 (lokapalas/Hộ thế, người bảo hộ bốn phương), 8 hoặc 12. Đặc biệt trong các cung điện hoàng gia ở Java (Kraton) ở một số trường hợp, chỉ có khuôn mặt hoặc đầu của vị hộ thần này được thể hiện.

Ở Nhật Bản, “Niō” (Nhân Vương) với tên gọi chính thức là “Shukongoshin” (Chấp Kim Cang Thần, tạm dịch “những vị thần sử dụng Vajra”) hay “Kongo Rikishi” (Kim Cang Lực Sĩ). Ban đầu, chỉ có một vị thần có trách nhiệm bảo vệ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhưng theo thời gian, thần tách ra làm hai là: “Guhyapada” (Misshaku Kongo trong tiếng Nhật, tức Mật Tích Kim Cang) và “Narayaṇa” (tiếng Nhật: Naraen Kongo, tức Na La Diên Kim Cang).

Hai bức tượng thần với gương mặt hung dữ, thường đặt ở hai bên cổng chùa để biểu thị rằng họ là những người bảo vệ nơi Đức Phật được tôn thờ. Một tay của tượng cầm một chiếc vồ kim cương “Vajra-pani” (chiếc dùi cui kim cương, chùy kim cương hoặc biểu tượng mặt trời) dùng để chống lại cái ác. Thần Niō mặc một chiếc váy dài được gọi là “Mo”, họ để trần phần thân cơ bắp, để lộ vùng bụng căng và những đường gân nổi lên, một dấu hiệu cho thấy đang sử dụng toàn bộ sức lực của mình. Truyền thuyết kể rằng thần có thể điều khiển sấm sét.

Thần hộ mệnh há miệng gọi là “Agyo” và thần ngậm miệng gọi là “Ungyo”. Người ta nói rằng cặp đôi này chi phối sự sinh và diệt của vạn vật, hay nói cách khác họ là những vị thần toàn giác (thông suốt mọi việc, hiểu biết mọi mặt). Thông thường “Agyo” đứng ở bên phải và “Ungyo” ở bên trái, nhưng tại một số ngôi chùa, chẳng hạn như Todaiji ở Nara và Zenkoji ở Nagano, thì có sự sắp xếp ngược lại.

“Agyo”, dạng thức “a”, thuật ngữ mở miệng của các tượng trong cặp từ aum, là một biểu tượng của bạo lực công khai: thần cầm một chiếc “vajra-pani” và nhe răng. Miệng của thần được miêu tả là có hình dạng cần thiết để tạo thành dạng thức âm “ah”, dẫn đến tên gọi lần lượt của thần, “Agyo”. 

“Ungyo”, dạng thức “um”, dạng thuật ngữ nói chung cho các tượng ngậm miệng trong cặp đôi aum) trong tiếng Nhật, được thể hiện tay không hoặc cầm kiếm. Thần tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng, ngậm chặt miệng. Miệng của thần được biểu hiện để tạo thành âm “hum” hoặc “un”, dẫn đến tên gọi của thần là “Ungyo”. 

Một biểu thị khác của Niō là “Shukongoshin” tại chùa Đông Đại (Todai-ji) ở Nara, Nhật Bản. “Shukongoshin”, nghĩa đen là “vị thần nắm giữ kim cương”. Kongorikishi là một trường hợp có thể do sự chuyển giao hình ảnh của người anh hùng Hy Lạp Heracles đến Đông Á theo Con đường tơ lụa. Heracles được sử dụng trong nghệ thuật Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa để biểu trưng cho Vajrapani/Kim Cương Thủ Bồ-tát, người bảo hộ của Đức Phật và biểu trưng về thần sau đó được sử dụng ở Trung Quốc và Nhật Bản để miêu tả cho các vị thần bảo hộ các ngôi chùa Phật giáo. Sự chuyển hóa này là một phần của hiện tượng thuyết hổ lốn Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa rộng lớn hơn, nơi Phật giáo tương tác với văn hóa cổ Hy Lạp của Trung Á từ thế kỷ thứ IV trước TL đến thế kỷ thứ IV TL.

Theo nhà sử học Nhật Bản Ichisaka Taro viết trong cuốn sách Niō năm 2009, hình ảnh mạnh mẽ của những bức tượng này phù hợp với các gia tộc Samurai đang trỗi dậy ở Kamakura. Đặc biệt đối với những người thường xuyên tham gia vào những trận chiến thì hình ảnh mạnh mẽ của thần được xem như biểu tượng của sức mạnh và sự cứu rỗi.

Từ thời Edo (1603-1868) trở đi, việc thờ cúng thần Niō với hình thể cường tráng được cho là sẽ mang lại sức khỏe tốt và đôi chân rắn chắc, vì vậy tượng trở nên phổ biến trong dân chúng.

Đặc biệt, ở hai bên cổng Niomon của Chùa Hyakusaiji ở tỉnh Shiga có treo một đôi dép rơm khổng lồ, tương truyền đây là dép của Nio. Ban đầu đôi dép dài khoảng 50cm, nhưng khi ngày càng nhiều người tìm đến để chạm vào đôi dép để cầu nguyện thì chùa quyết định làm thành phiên bản lớn hơn. Mỗi đôi mới sẽ được dệt lại sau 10 năm.

Thời kỳ Edo cũng là thời điểm dịch bệnh sởi và đậu mùa cướp đi sinh mạng của nhiều người. Người ta tin rằng nếu một đứa trẻ đi qua giữa hai chân của Niō thì các triệu chứng của chúng sẽ thuyên giảm. Nghi lễ này được gọi là “Matakuguri” và được kéo dài đến tận ngày nay trên khắp Nhật Bản để cầu mong sức khỏe và sự phát triển tốt cho một đứa trẻ.

Chính vì thế, dù mang vẻ ngoài hung dữ nhưng đối với mỗi người Nhật, Niō không phải là một vị thần đáng sợ, mà là một bức tượng Phật giáo mà họ cảm thấy ấm áp và gần gũi.

Khám phá những nét đẹp văn hóa thông qua vẻ đẹp tôn giáo đã mang đến cho du khách một cái nhìn toàn cảnh và sâu sắc hơn về “xứ sở hoa anh đào”. Bên cạnh khám phá những địa điểm vui chơi nhộn nhịp, hiện đại, trong hành trình du lịch Nhật Bản, du khách hãy dành một chút thời gian để sống chậm lại, tận hưởng bình yên hơn bằng việc tham quan các ngôi chùa và cùng cầu nguyện sự bình an đến với mọi người và chính mình nhé!

Cua sốt cay, món ăn tinh túy trong thế giới ẩm thực phong phú ở Singapore

Trong thế giới ẩm thực phong phú ở Singapore, Chilli Crab – Cua sốt cay được coi là món ăn “tinh túy nhất”, được nằm trong danh sách 50 món ngon nhất trên thế giới của CNN vào năm 2011. Hiếm có ai đến Singapore mà không ăn cua sốt cay, hay nói đúng hơn nếu chưa ăn món ăn đặc sản này thì coi như chưa đến Singapore.

Nguyên vào đầu những năm 1950, một đầu bếp Singapore đã có sáng kiến thay đổi cách luộc cua trong nước lã thông thường bằng thứ nước sốt làm từ ớt và cà chua, đã tạo nên một món cua với hương thơm dịu nhẹ, có vị cay nồng, sánh quện trong thứ nước sốt sền sệt trông thật bắt mắt và đầy sức quyến rũ. Điểm thú vị là với thứ nước sốt này, còn có thể vận dụng như một món nước chấm ăn kèm với bánh bao chay hay màn thầu rất hợp vị. Tiếng lành đồn xa, món cua sốt ớt cay đã nhanh chóng đi vào thực đơn của các nhà hàng, chinh phục nhiều thực khách khó tính, trở thành món ăn tiêu biểu và sáng giá trong nền ẩm thực Singapore.

Tên gọi “Cua sốt cay” thoạt nghe hẳn làm nhiều người nghĩ đến một món ăn có vị rất cay, thực tế vị cay trong món ăn này cũng không quá mức chịu đựng để những thực khách sợ cay phải thối chí. Thịt cua tươi ngọt hòa quyện với 20 loại gia vị và củ quả khác nhau, tạo nên một món ăn đậm đà, ngon miệng, thỏa mãn vị giác của những thực khách khó tính nhất. Cua được sử dụng để chế biến món này chính là cua sống trong bùn, tuy nhiên các loại cua khác cũng có thể thay thế để làm nên món ăn này. Và cần chọn những con cua lớn, càng lớn, thịt chắc và tất nhiên là phải còn sống. Để cua được tươi nguyên và không bị gãy càng, cần đặt cua vào nước đá lạnh hay trong tủ đông chừng 15 phút để gây tê. Trước khi chế biến, chặt cua làm hai hay nhiều phần tùy thích, rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ những phần không mong muốn, tiếp đến dùng kìm kẹp càng cua cho hơi dập, nứt vỏ để gia vị dễ thấm vào bên trong và cũng dễ gỡ bỏ vỏ khi ăn.

Tuy cua là nguyên liệu chính nhưng nước sốt mới là linh hồn của món ăn đặc sản này. Vị nước sốt ngọt ngọt, cay nồng và thơm lừng được làm từ ớt và tương cà sẽ giúp đánh thức vị giác của bất kỳ ai. Nguyên liệu để làm nên hương vị nước sốt đặc trưng này bao gồm tỏi, dấm gạo, bột mì và trứng. Người dân Singapore thường gọi thêm màn thầu, bánh bao chay để chấm với nước sốt. Chan nước sốt vào cơm trắng chắc hẳn cũng sẽ giúp thực khách ăn thêm phần ngon miệng.

Món ăn ngon mang màu sắc vàng của cua lớn mùi vị thơm béo ngậy, của nước sốt cà chua trứng màu đỏ của ớt và tương cà, hương vị của thơm của tỏi và giấm, bột sệt và vân trứng đẹp sánh mịn màng, vừa ngọt nhẹ lại chua chua, thơm và cay nồng… thú vị. Rưới nước sốt lên con cua còn nguyên càng màu vàng đỏ tạo nên một tác phẩm món ngon bắt mắt, thú vị và vị ngon thì không kém. Đây chính là món ăn mà bất cứ thực khách nào khi đến Singapore mà không thưởng thức sẽ hối hận vô cùng.

Những con cua sốt cay với màu đỏ đẹp hấp dẫn khiến cho ai nhìn thấy đều cảm thấy muốn được thưởng thức ngay lập tức. Để được thưởng thức trọn vẹn hương vị của Chilli Crab đúng vị, ngon miễn chê, du khách hãy Book Tour Singapore của chúng tôi nhé!

Old Chang Kee – “Thiên đường ăn vặt” tại Singapore

Du lịch Singapore lần đầu có thể du khách sẽ rất thích thú với những món ăn đặc sắc như: cua sốt ớt, cháo ếch, cơm gà Hải Nam… Nhưng khi lần 2 – 3 đến “quốc đảo Sư Tử” thì hẳn nhiều người đã bớt phần háo hức với các món ăn này. Lúc này, cả một “thiên đường ăn vặt” đang chờ đón du khách trải nghiệm, đó là Old Chang Kee. 

Nếu tính tuổi đời từ lúc nước Cộng hòa Singapore được thành lập vào 9/8/1965 thì Old Chang Kee trứ danh thậm chí còn “già” hơn chính đất nước đã sinh ra nó.

Món ăn duy nhất và là đầu tiên được bán ở Old Chang Kee là bánh cà ri (Curry Puff) vào năm 1956. Và từ đó cho đến hôm nay thì thực đơn ăn vặt ở “thiên đường ăn vặt” này vô cùng phong phú. Những món ăn ở đây vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn khó cưỡng đối với vị giác của người dân đảo quốc từ già đến trẻ và cả các du khách từ khắp bốn phương.

Cũng chính vì chiếm được trái tim của hàng triệu thực khách mà từ một quầy hàng nhỏ bé nằm dọc đường Mackenzie thuở nào, đến nay, Old Chang Kee đã có trên 100 cửa hàng, hiện diện khắp ở sân bay, trạm MRT, công viên, khu vui chơi giải trí tại Singapore, sang tận các nước láng giềng Malaysia, Indonesia và đến cả Úc. Với các du khách còn chưa quen với Old Chang Kee, đừng lo lắng vì du khách sẽ rất dễ dàng nhận ra các cửa hàng của thương hiệu này màu vàng tươi sáng đặc trưng.

Đến Old Chang Kee, du khách sẽ bắt gặp và được thưởng thức những món ăn chơi tuy quen mà lạ. Thực đơn của cửa hàng Old Chang Kee tương tự như những loại đồ chiên xiên que của nước ta, nhưng nguyên liệu và cách chế biến thì khác hoàn toàn. Chẳng hạn như ở Việt Nam có cá viên chiên, trứng cút chiên, bò lá nướng lá lốt… thì món chiên của Old Chang Kee chủ yếu từ mực, cá, càng cua, thịt gà và rau củ. Du khách có thể chọn mỗi loại một xiên que để thử qua, xem loại nào ngon nhất, thông thường thì du khách chỉ cần ăn khoảng 4 – 5 xiên là đã thấy no rồi. 

Với khẩu vị của người Việt Nam, đa số sẽ bị “ghiền” món râu mực chiên của Old Chang Kee. Mực ở đây đều là loại nhỏ (chỉ cỡ ba ngón tay), nên râu mực mềm và dai vừa phải chứ không hề bị cứng. Một xâu khoảng 8 chiếc râu mực nhỏ xếp ngay ngắn, sau đó được áo một lớp bột rất mỏng để tạo độ giòn khi chiên nhưng không gây ngán.

Nhờ được chọn lọc từ những nguyên liệu tươi, chế biến theo công thức truyền thống và chiên ngay tại chỗ nên tất cả các món Old Chang Kee đều đảm bảo nóng, giòn và thơm lựng. Đặc biệt, nước xốt đi kèm các xiên que này cũng được pha chế theo công thức riêng khó có thể tìm được ở các sản phẩm chế biến sẵn hoặc bất kỳ hàng quán nào khác. Đó là một loại tương ớt rất mịn, độ sánh vừa phải, màu sắc tự nhiên và được pha hơi ngọt. Tùy số lượng thức ăn, khách hàng sẽ tự lấy nước xốt cho vào túi nhỏ, có dây buộc kín đáo để mang đi.

Dẫu vậy, dù có bị quyến rũ bởi cái nóng ấm hay mùi thơm khó cưỡng của Old Chang Kee, nhớ đừng thưởng thức trên MRT hoặc các nhà ga vì ăn uống tại các nơi này sẽ bị phạt rất nặng theo luật Singapore.

Với những du khách muốn khám phá ẩm thực Singapore, đặc biệt là những món ăn đường phố thì đừng bỏ qua “thiên đường ẩm thực” Old Chang Kee khi đồng hành cùng chúng tôi trong Tour Singapore. Chúc các du khách có một chuyến du lịch với nhiều trải nghiệm thú vị!

“Ngây ngất” hương vị Rượu Goguma Makgeolli của Hàn Quốc

Trong chuyến du lịch Hàn Quốc, bên cạnh việc tìm hiểu văn hoá lịch sử thì ẩm thực cũng là một điều thu hút khách du lịch. Cùng với món Kimchi, những loại rượu cực ngon là những đặc sản văn hoá quý giá của vùng đất này. Và trong số các loại rượu được yêu thích tại xứ Hàn, không thể không nhắc đến loại Rượu gạo khoai lang tím cực ngon – Goguma Makgeolli.

Goguma Makgeolli – rượu gạo khoai lang tím với mùi thơm và hương vị ngọt ngào bất ngờ là món quà được yêu thích bởi mọi chị em phụ nữ. Đây là sản phẩm của thương hiệu Woorisool nổi tiếng xứ Hàn.

Mặc dù mới ra mắt nhưng Goguma Makgeolli đã nhận được vô số lời khen của thực khách và cả những blogger ẩm thực nổi tiếng Hàn Quốc. Tất cả là nhờ hương vị vô cùng thơm ngon, độc đáo, nguyên vẹn vị thơm bùi của khoai lang.

Rượu Goguma Makgeolli được tạo nên từ các nguyên liệu: nước tinh khiết, gạo, bột khoai lang tím, đường dạng lỏng (trong trái cây, mật ong), men, enzyme, Aspartame (chất làm ngọt, Phenylalanine), Acesulfame kali (chất làm ngọt), cacbon dioxit, hương liệu tổng hợp (hương khoai lang tím).

Rượu Goguma Makgeolli nhẹ rất dễ uống và hợp với nhiều loại đồ ăn, thậm chí có thể uống như nước giải khát. Ngay từ khi rót rượu, người ta đã có thể ngửi được mùi thơm nhẹ của rượu. Nhìn vào màu sắc nhiều người sẽ phải thốt lên thật ấn tượng, đẹp mắt. Đó là màu tím nhạt nhẹ nhàng quyện với mùi hương tuyệt vời. Ngay lần uống đầu tiên, du khách sẽ cảm nhận được hương vị vẹn nguyên của khoai lang tím ngọt bùi, rượu rất nhẹ, uống dễ chịu chuẩn sở thích. Vị ngọt ngào ấy rất hợp với đồ ăn cay hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Bên cạnh hương vị thơm ngon, rượu Goguma Makgeolli còn có vẻ ngoài bắt mắt với ánh tím nhẹ, cầm trên tay đã thấy yêu. Vậy nên rất nhiều bạn trẻ thích chụp ảnh check-in cùng loại rượu này.

Rượu Goguma Makgeolli có 2 loại chai (PET) và lon (CAN) theo dung tích. Ban đầu khi mới nhìn vào lon rượu, hẳn du khách sẽ thắc mắc tại sao lon rượu lại có thiết kế ngược vậy nhỉ? Nhưng vì trong rượu là thành phần nguyên liệu truyền thống nên hay bị lắng xuống đáy lon. Như vậy khi uống thì chỉ cần quay ngược lon lại những phần bị lắng xuống cũng được lắc đều lên mà không cần phải lắc đi lắc lại thật mạnh.

 

Tất cả sản phẩm rượu của thương hiệu Woorisool đều được sản xuất trên vùng cao nguyên Gapyeong có khí hậu trong lành và nguồn nước khoáng ngầm sạch mát. Goguma makgeolli được sản xuất từ chính nguồn nước ngầm sâu 250m dưới lòng đất, gạo sạch Hàn Quốc 100% và khoai lang tím giàu chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Nổi bật nhất là nâng cao hệ miễn dịch tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da và khả năng ngăn ngừa ung thư (được kiểm nghiệm bởi viện Nghiên cứu Thực Phẩm Hàn Quốc).

Rượu gạo khoai lang tím chắc chắn sẽ mang lại những cảm nhận hơn cả du khách mong đợi. Hãy thưởng thức ngay Goguma Makgeolli cùng những người thân của mình trong chuyến du lịch Hàn Quốc nhé!