Hàn Quốc sở hữu một vẻ đẹp truyền thống đặc sắc, được lưu giữ và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đất nước. Nó chính là những giá trị văn hóa, là tinh thần dân tộc, là linh hồn của Hàn Quốc mà mỗi khi nhắc đến người ta không thể nào quên. Một trong những vẻ đẹp như vậy chính là những vũ điệu cung đình.

Các điệu múa cung đình Hàn Quốc được gọi là “Jeongjae” mà ban đầu được gọi là “màn của tất cả các tài năng” không chỉ bao gồm khiêu vũ mà còn cả các nghệ thuật biểu diễn khác như: “Jultagi” (đi bộ dây buộc), chiêng Deonjigi, và “Mokmatagi” nhưng dần dần chỉ được ký hiệu là “vũ điệu cung đình”. Thuật ngữ này đã được sử dụng từ thời kỳ đầu của triều đại Joseon.

Jeongjae được sử dụng để biểu diễn cho hoàng gia, quan chức triều đình và sứ thần nước ngoài hoặc cho các dịp lễ hội được nhà nước bảo trợ. 

Về động tác, giai điệu bài múa thanh thoát, đường nét ổn, hình thể cân đối, động tác ít thay đổi nên chưa đa dạng. Ngoài ra, trang phục thường có màu sắc rực rỡ, bố cục lộng lẫy theo thuyết ngũ hành.

Một số điệu múa cung đình tiêu biểu như:

1. Taepyeongmu

Taepyeongmu (nghĩa đen là: “vũ điệu hòa bình vĩ đại”) mang ý nghĩa cầu mong một nền thái bình thịnh trị cho đất nước. Nguồn gốc chính xác của vũ điệu Taepyeongmu là không rõ, nhưng một số phong cách hiện tại được sáng tác bởi một bậc thầy xuất sắc của vũ điệu Hàn Quốc vào đầu thế kỷ trước. 

Taepyeongmu là điệu múa chân kỹ thuật nhất trong các điệu múa của Hàn Quốc. Để thực hiện vũ điệu này, nam và nữ sẽ hóa trang thành Vua và Hoàng hậu thể hiện sự uy nghiêm, lộng lẫy của phong cách cung đình. Cùng với sự thay đổi nhịp điệu, kỹ thuật bước như bước đôi, bước nhỏ, đi bằng gối, gập gót thể hiện sự chững chạc nhưng không vội vàng.

Các động tác tinh tế, tao nhã và có sự điều độ trong từng động tác. Điệu múa của loại hình này là sự pha trộn giữa sự đơn giản thông thường và tình cảm quý tộc, nó kết hợp hài hòa với sự sôi động, phong cách và sự hùng vĩ. Taepyeongmu phản ánh nguyên tắc thẩm mỹ của động bên trong sự tĩnh lặng, đó là bản chất của múa truyền thống Hàn Quốc.

2. Mugo

Mugo là một điệu múa cung đình Hàn Quốc được thực hiện với trống. Tùy thuộc vào số lượng trống, tên cũng được thay đổi thành múa 2 trống, múa b4 trống và múa 8 trống.

Thường thì sẽ có 8 vũ công biểu diễn với một trống lớn đặt ở giữa sân khấu. Các vũ công chính được gọi là “Wonmu”, và các vũ công hỗ trợ được gọi là “Hyeopmu”.

4 vũ công cầm mỗi tay 1 dùi trống, bao quanh và chơi trống; những người khác, mỗi tay cầm một que hình bông hoa, tạo thành một vòng tròn bên ngoài.

Các vũ công mặc một chiếc áo khoác có màu đại diện cho một hướng nhất định: đen-bắc, đỏ-nam, xanh-đông và trắng-tây.

3. Cheoyongmu

Cheoyongmu là một đại diện múa mặt nạ Hàn Quốc dựa vào huyền thoại của Cheoyong, con trai của Long Vương Biển Đông. Đây cũng là điệu múa cung đình lâu đời nhất còn sót lại của Hàn Quốc được tạo ra trong Thời kỳ Silla thống nhất. Truyền rằng, cách đây khoảng 1.100 năm, dưới thời Silla thống nhất vào khoảng thế kỷ thứ IX, một lần, khi nhà vua cùng các quần thần trên đường tới vùng biển phía Đông, bỗng dưng trong phút chốc bốn bề trời đất mù mịt sương khói. Thấy vậy, các quần thần mới tấu với nhà vua rằng: “Long Vương đang nổi giận và chỉ có thể làm người nguôi giận bằng việc thiện”. Khi nhà vua vừa ban lệnh xây một ngôi chùa gần đó, thì lập tức sương mù liền tan biến và Long Vương ở biển Đông đã dẫn các con trai lên tấu đàn nhảy múa để cảm tạ ơn đức nhà vua. Đặc biệt, một người con trai của Long Vương đã quyết định lưu lại ở hạ giới. Đó chính là Cheoyong. Một hôm về đến nhà, Cheoyong phát hiện ra Yeokshin, vị Thần gieo rắc dịch bệnh, đang ngủ với vợ mình. Thay vì nổi cơn tam bành, Cheoyong lại nhảy múa ca hát. Trước lòng khoan dung của Cheoyong, Yeokshin (Thần dịch) đã xấu hổ quỳ rạp xin tạ tội và hứa là sẽ không xuất hiện ở bất cứ nơi nào mà Cheoyong có mặt. Từ đó trở đi, người đời vẽ tranh Cheoyong dán lên cửa ra vào để xua đuổi tà ma. Bài hát Cheoyong hát thưở đó có tên gọi là “Cheoyongga”, nhưng tới ngày nay nhạc phẩm này chỉ còn được lưu truyền phần ca từ. Cheoyongmu là vũ đạo cung đình thường do 5 vũ công đeo mặt nạ Cheonyong trình diễn.

Trong tranh vẽ yến tiệc cung đình thời Joseon ở Hàn Quốc có khá nhiều bức miêu tả vũ điệu Cheoyongmu. Ngoài những buổi yến tiệc, Cheoyongmu còn là vũ điệu trong nghi lễ xua đuổi tà ma được múa vào đêm cuối năm. 5 vũ công trong điệu múa Cheoyongmu còn được gọi là “Obang Cheoyongmu” đại diện cho 5 phương hướng Đông – Tây – Nam – Bắc và trung gian trong vũ trụ, được thể hiện bằng 5 màu sắc trang phục là xanh – trắng – đỏ – đen và màu vàng. Mặt nạ Cheoyong nền đỏ, có mắt và mũi khá to. Động tác múa của các vũ công dứt khoát, linh hoạt, mạnh mẽ chẳng khác gì động tác của các võ công để ác quỷ nhìn thấy là đã thất kinh mà tháo chạy.

Năm 2009, múa mặt nạ Cheoyongmu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong dân gian, các khúc hát của gánh diễn Pungmulpae hay điệu múa lên đồng Salpulri, cũng mang ý nghĩa xua đuổi bệnh tật, tà ác, rủi ro như vũ đạo múa mặt nạ Cheoyongmu trong cung đình. Vũ công múa vũ điệu Salpulri thường mặc trang phục trắng muốt với chiếc khăn trắng và dài. Động tác múa chậm rãi trong không khí tĩnh lặng. Dải khăn trắng vẽ trên không trung những đường nét uyển chuyển, càng làm cho không gian xung quanh thêm trầm lắng. Vũ điệu Salpulri là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia số 97 của Hàn Quốc.

Qua biến chuyển của thời gian, ngày nay, Jeongjae vẫn là một loại hình biểu diễn nghệ thuật và lễ hội văn hóa ở xứ Hàn. Nếu du khách có hứng thú với các vũ điệu cung đình đặc sắc này thì hãy Book Tour Hàn Quốc của chúng tôi  để có cơ hội khám phá về chúng nhé!