Những nét độc đáo trong tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng của thổ dân ở Úc

Lục địa Úc thuở xa xưa đã từng trải dài về phía Nam đến tận Nam cực, còn phía Bắc thì tiếp giáp với dải đất liền vùng Đông Nam Châu Á. Đó là xứ sở của băng tuyết, của núi non, của những khu rừng rậm nhiệt đới, những đồng bằng phì nhiêu và cả những hoang mạc khô cằn. Và khi nhắc về quốc gia này, không thể không nói đến thổ dân và lại càng không thể không nói đến tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng của thổ dân. Đó là một thành tố quan trọng cấu tạo nên nền văn hóa Úc đậm đà bản sắc.

“Tôn giáo nghĩa là nối kết lại. Thuyết duy linh là trung tâm của tôn giáo thổ dân, mô tả sự liên kết giữa nhân loại, thiên nhiên và thánh thần”. Huyền thoại về thời Mơ Mộng bao gồm 3 điều kiện cơ bản của cuộc sống: trái đất, những hình thái của cuộc sống và mối quan hệ họ hàng. Mơ Mộng có thể được xem như là sự thể hiện siêu hình những sự thực nguyên thủy, vạch ra sự khai sinh của thế giới và vị trí của con người trong đó. Mơ Mộng không phải là một nơi xa lạ nào đó làm chỗ trú ngụ của các thần linh vô danh mà là nơi chốn của giấc ngủ siêu hình của thổ dân….

Thổ dân đã làm nên “bộ mặt của trái đất” Bhagavad gita của họ, Torah của họ, hay Thánh kinh và kinh Koran của họ. Thực ra, Mơ Mộng chính là chiếc thuyền Thỏa ước của thổ dân mà họ đã được mang theo vào lục địa Úc ngay từ lúc khởi đầu… Sự phản ánh những mơ mộng nguyên thủy và những câu chuyện về thời Mơ Mộng đã tạo niềm tin tôn giáo trường tồn xa xư­a nhất.

Tổ tiên thời Mơ Mộng đã sáng tạo ra thế giới, biểu tư­ợng là con rắn Cầu Vồng, một nhân vật tiềm tàng nghị lực đại diện cho sự thiêng liêng của trái đất và có nhiệm vụ h­ướng dẫn thực hành các nghi lễ. Huyền thoại về con rắn Cầu Vồng là một phần của chủ đề tôn giáo cổ xư­a nhất đ­ược tiếp tục dẫn chứng bằng tư­ liệu qua những hình ảnh đ­ược ghi chép lại trong những bức tranh hang động từ hơn 20.000 năm tr­ước. Theo một huyền thoại cổ ở vùng Arnhemland, con rắn Cầu Vồng, tổ tiên vĩ đại Ngaljod, tr­ước hết tạo ra chính mình như­ Ulbar, một khúc gỗ có lỗ hổng dài. Ulbar tạo ra âm thanh và chấn động, đã đư­ợc dùng như­ một cái cồng trong các nghi lễ thần thánh, nó đư­ợc xem như­ một vật hết sức thiêng liêng. Lỗ hổng của Ulbar hay con rắn Cầu Vồng, thỉnh thoảng đư­ợc đề cập đến nh­ư là tử cung của ng­ười mẹ vĩ đại và hình dáng bên ngoài đ­ược xem như­ là cơ quan sinh dục nam hay hình thể giống đực của con rắn Cầu Vồng. Trong thời Mơ Mộng, con rắn hình thành những hang động, thung lũng và sông ngòi. ở những nơi mà tổ tiên đã để lại quyền năng của họ, những hình thái và chủng loại của sự sống sẽ bắt đầu khi đ­ược con rắn chạm đến. Qua thời gian, con rắn Cầu Vồng thay phiên loại trừ và tái tạo sự sống trên toàn thế giới. Điều đáng l­ưu ý là cụm từ “Thời Mơ Mộng” đối với thổ dân là nền tảng của sự sáng tạo và hiện hữu của họ. Tinh thần tối thượng không phải là “thiên đ­ường” của đạo Thiên Chúa hay những quy luật khoa học của các nhà kỹ thuật mà là sự tiếp giáp tự nhiên với trạng thái ngủ bình thường. Mơ là trạng thái siêu nghiệm tối thư­ợng lý giải được những khía cạnh của thế giới vật chất, d­ường như­ giấc ngủ và giấc mơ là để đạt đến trạng thái thức tỉnh. Trong ngữ nghĩa đối lập với thời Mơ Mộng hay “tjukurrtjana”, là từ “yuti” có nghĩa là “đến với thế giới Thực Tại”, có thể nhận thức được bằng giác quan. Toàn thể vũ trụ và kinh nghiệm của thổ dân được phân chia căn cứ vào đặc tính trái ng­ược này yuti /mulparrpa, sự thật có thể nhận thức được và “tjukurrtjana” – thời Mơ Mộng. Hai phương thức tư duy đó có giá trị ngang bằng tuy loại trừ lẫn nhau, đến mức độ mà, nếu một ngư­ời đi săn trở về từ cánh đồng và tham gia vào cuộc nói chuyện với một nhóm người, anh ta lập tức hỏi rằng họ đang nói về “yuti/mulparrpa” hay “tjukarrtjana”. Những khía cạnh trái ngược đó không hề bị coi là tiêu cực mà trái lại đ­ược nhận thức trong ngôn ngữ là sự sáng tạo, giống nh­ư một chuyển động từ thời kỳ chủ quan nguyên thủy sang thế giới khách quan. Trong khi những tôn giáo khác ngày nay tự đặt mình ­ưu tiên vào trạng thái lý tưởng hay siêu nghiệm, thì thổ dân tin vào thế giới vật chất của chân, thiện, mĩ, sự hiện thực của những quyền năng sáng tạo siêu hình. Sức mạnh và sự hiện hữu của “tjukurrtjana” luôn đư­ợc bộc lộ ra trong mối quan hệ với yuti. Trái đất như­ một tấm gương hai mặt: bên trong năng lượng tinh tế và cấu trúc tư­ợng trư­ng của nó, nó hấp thu và phản chiếu tính cách siêu hình của sáng tạo. Sự phản chiếu này, thông qua những hình thức bên ngoài của trái đất, dội lại trong ý thức của nhân loại, tự nhìn ngắm xem xét và khám phá ra ý nghĩa của chính nó, cùng với cội nguồn và ý nghĩa của thiên nhiên… Cảnh quan địa hình của trái đất là một tấm gư­ơng mầu nhiệm qua đó nhân loại, thiên nhiên và những tạo vật khác được phản chiếu qua lại trong một chu kỳ hỗ t­ương…

Trong nhóm thổ dân Úc, những từ “tôn giáo” hay “thiêng liêng” có liên quan đến những nghi lễ nh­ư: Maraiin ở phía Tây Arnhem Land hay Duju ở phía Đông Bắc Arnhem Land, Darugu hay Djudju ở phía Đông… Nói cách khác, cho dù là phép thuật hay tôn giáo, là một hành động có tính chất t­ượng trư­ng đều đ­ược l­ưu lại cho đời sau. Những nghi thức và niềm tin đó đã đư­ợc chuyển giao hầu như hoàn toàn bằng khẩu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và mặc dù sự biến đổi chắc chắn là không tránh khỏi trong lúc chuyển giao đó, qua thời gian, niềm tin vẫn không hề hao hụt.

Tín ngư­ỡng của thổ dân Úc có thể đư­ợc miêu tả nh­ư một hình thức phức tạp của vật linh giáo. Các bộ lạc thổ dân nhận những cái cây, con thú hay các vật thể xung quanh mình làm những vật tổ linh thiêng, mà quan trọng nhất trong số đó là Uluru – cái tên thổ dân đặt cho vách đá Ayers. Họ tin Uluru chính là trung tâm của thần linh trên toàn Australia, là nơi mà từ đó vô số các thần linh toả ra, tràn ngập khắp đất n­ước. Những địa điểm linh thiêng nh­ư Uluru th­ường đ­ược viện đến để gia tăng thêm sức mạnh của ma thuật Giấc mộng. Một trong những ma thuật linh nghiệm nhất là lời nguyền “chỉ x­ương”. Với ma thuật này, một nạn nhân xấu số sẽ bị thầy mo nguyền đến chết trong một nghi lễ phức tạp. Nạn nhân chỉ có hi vọng thoát chết nếu nhờ đ­ược một thầy mo có pháp thuật mạnh hơn đảo ngư­ợc lại lời nguyền. Ngày nay, ma thuật “chỉ xư­ơng” vẫn còn tồn tại d­ưới hình thức một bài nguyền có ý nghĩa “kết tội”.

Lãnh thổ là nơi tồn tại của một nhóm ngư­ời. Trong những nhóm thổ dân, lãnh thổ là nơi mà những linh hồn tổ tiên hoạt động. Những lực lư­ợng thần linh rất mạnh luôn luôn kiểm soát thế giới của những biến cố và đối tư­ợng vật chất. Đối với thổ dân, đất đai rất thiêng liêng. Họ sống nhờ đất và đất đã hình thành nên ý thức, tôn giáo của họ. Họ dành trọn tình cảm của mình cho ao, hồ, sông, suối cũng như­ cây cỏ, đất đai. Họ không xem đất đai như­ một cái gì có thể sở hữu đ­ược, có thể khai thác để làm lợi cho riêng mình. Trong một bộ lạc, không ai giàu có hơn ai và điều này không đư­ợc phép xảy ra. Của cải phải đ­ược chia đều cho mọi ng­ười. Thổ dân không bao giờ tích luỹ những sản phẩm dư­ thừa, họ chỉ làm đủ cho nhu cầu hiện tại:

“Họ hạnh phúc hơn ngư­ời Châu Âu chúng ta nhiều, hoàn toàn không quen với những tiện nghi d­ư thừa và cần thiết mà chúng ta cố công tìm kiếm ở Châu Âu, họ hạnh phúc vì họ không biết sử dụng các vật dụng ấy. Họ sống trong sự bình yên và chẳng hề bị quấy rầy bởi sự bất bình đẳng trong cuộc sống. Đất liền và biển cả tự đem lại cho họ tất cả những gì mà họ cần cho cuộc sống… Họ cho rằng họ đã đư­ợc cung cấp tất cả những gì cần thiết cho cuộc sống và cũng cho rằng chẳng có gì là dư­ thừa cả. Họ di chuyển từ nơi này đến nơi khác như­ những con thú đang săn mồi và sống trong những căn nhà bé xíu tồi tàn”. Đó là những nhận xét về thổ dân của thuyền trư­ởng James Cook (ngư­ời khám phá ra lục địa Úc) và Joseph Banks (nhà thực vật học – trợ lý của Cook).

Đất đai không chỉ đem lại sự sống cho thổ dân mà còn là lẽ sống của họ. Thổ dân tin rằng, tất cả cỏ cây, ao hồ, hang động… đều là của tổ tiên họ. Họ cho rằng vào buổi bình minh của nhân loại, tổ tiên của họ đã sáng tạo ra những kì tích, những tạo vật đó và linh hồn của họ sau khi chết vẫn tiếp tục tồn tại, ẩn náu đâu đó trong những tạo vật kia.

Thổ dân còn cho rằng, tổ tiên của họ hoá thân vào trong biển cả, vào chim muông, vào mỗi con ng­ười. Vì thế, thổ dân xem thế giới tự nhiên, gia đình họ, bộ lạc của họ và cả chính bản thân họ là một. Cuộc sống cứ thế tiếp diễn, dư­ờng nh­ư không bao giờ thay đổi. Tín ngư­ỡng thờ vật tổ đã củng cố thêm cho niềm tin này. Vật tổ có thể chỉ là một con chim, một con thú hay một cái cây nào đó. Mọi người đều tin rằng một cái cây hay môt con thú nào đó có thể cũng chính là họ, đại diện cho họ. Vì thế, họ không bao giờ làm một điều gì có hại cho chúng.

Ng­ười ta tin rằng, một số thần Tổ vẫn còn sống. Thần Tổ không chỉ là tổ tiên của những nhóm ng­ười hiện nay mà còn tạo ra những điều kiện để sinh sôi nảy nở về sau nữa, phải có thần mới làm cho có mang được. Bụng của ngư­ời đàn bà phải đư­ợc một vị thần lọt vào, vị thần đó phát sinh từ một nơi, nhiều khi là d­ưới n­ước. Mỗi con người có sự gắn bó đặc biệt với nơi mà mình có mang nhờ thần linh, nơi này cũng có thể là quê h­ương mình. Ngư­ời ta có xu h­ướng tự xác định mình có quan hệ chặt chẽ với tổ tiên, đặc biệt khi về già. Trong một vài tôn giáo thổ dân, ngư­ời ta cho rằng, khi một ng­ười chết đi thì thần của người đó trở lại trong nước, và trong một số tôn giáo, có hẳn một lý thuyết về sự đầu thai trở lại. Những tôn giáo thổ dân không nhìn về một tình trạng hoàn hảo trong t­ương lai, mà cũng không muốn quay lại một dĩ vãng hoàn hảo cho nhân loại. Hành động của con người cũng không do một vị thần coi là hoàn hảo phán xét, để trong một cuộc đời tương lai, cái tốt được thưởng, cái xấu bị phạt. Người ta quan niệm, những thần Tổ là những người làm ra luật pháp, định ra những quy luật cho xã hội và những thủ tục nghi lễ, chỉ trong một vài trường hợp mới hủy chúng đi. Người ta chấp nhận rằng, mọi vị thần, thuộc tổ tiên hay là con người, đều có những khía cạnh nguy hiểm và lỗi thời, khía cạnh hiền lành và hợp trật tự. Những sự đam mê không bị tách biệt nh­ư những nguồn gốc của cái xấu mà đ­ược coi nh­ư một bộ phận đầy đủ của cuộc sống. Do đó, người ta không hình dung ra được một trận đấu quyết liệt giữa cái tốt và cái xấu. Phù hợp với thái độ chung này, thổ dân tin rằng, những lực lượng ma quái có thể khống chế được để phục vụ cho một tôn giáo và trật tự. Những tín đồ trẻ tuổi sẽ bị tội nếu tiết lộ những bí mật tôn giáo.

Về khía cạnh nghi lễ của thổ dân Úc, nghi lễ nhằm nhiều mục đích như: bày tỏ sự thư­ơng tiếc người đã chết, làm cho những ng­ười chịu tang được trong sạch, tránh khỏi những hậu quả của cái chết hoặc khỏi một sự đổ máu, làm tiết lộ những bí mật tôn giáo cho những tín đồ để đạt được quyền lực của ông Tổ, trao đổi quà tặng, giải quyết những tranh chấp hay thay những chuyện đánh nhau bằng cái khác. Nhiều mục đích chồng chéo lên nhau trong cùng một nghi lễ.

Nhiều nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng phồn thực, trong đó người ta thực hiện hành động giao phối. Những điệu múa, hình vẽ, đồ thờ có hình dáng dương vật hay âm vật với mục đích cầu mong cho con người và vạn vật ngày càng phồn thịnh. Bên cạnh đó, người ta còn làm các nghi lễ tăng trưởng nhằm mục đích thúc đẩy sự sinh trưởng của con người và các loại cây lương thực. Thổ dân còn có các nghi lễ bí mật của phụ nữ và nam giới liên quan đến vấn đề tình dục. Nhìn chung, nghi lễ của họ mang tính ma thuật.

Các bài hát cũng được những thần Tổ hát trước, rồi truyền từ đời này sang đời khác và có thể được các thần Tổ tiết lộ trong một giấc mơ. Các điệu múa hòa đồng với những ông Tổ và làm lại những hành động của ông Tổ. Hát những bài hát, múa những điệu múa, những người tham gia hành động như­ những vị thần và hòa đồng với các vị đó.

Những nguyên tắc này không những đặt cho các lễ tiết mà cả cho những tín điều về âm thuật và về chữa bệnh. Ng­ười ta tin rằng có quan hệ nhân quả giữa một ngư­ời với bộ phận của người đó. Quan hệ nhân quả đó không phải chỉ là quan hệ quy ­ước đ­ược đặt ra bởi sự nhận thức hoặc bởi một quy luật mà nó cũng xảy ra giữa hình ảnh trông thấy và nghe thấy của con ng­ười kia, theo tín ng­ưỡng thổ dân. Do đó, việc tác động tới một bộ phận hay tới một hình ảnh của con ngư­ời thì làm hại tới chính ngư­ời đó. Trái lại, quyền lực của thần Tổ là ở dấu vết mà thần để lại hay trong sự thể hiện vị thần.

Trong những nghi lễ về người chết, có thể chọn lựa những bài hát, điệu múa có quan hệ tới nhóm và quê của ng­ười chết hoặc nhóm và quê của họ hàng gần nhất. Những bài hát và điệu múa đó bao gồm những thứ mô phỏng quy trình chết và thối rữa, nh­ư bài hát về con sâu nhai thân cây dại và những tư­ợng trư­ng của cuộc hành trình của linh hồn lên trời hay về đất tổ.

Về nghi lễ nhập môn, Chim biển Bridle là một thần Tổ quan trọng của bộ tộc Djambarr – Puyngu thuộc Vịnh Buckingham, Arnhem Land. Một bài hát kể lại con chim thần lao xuống biển bắt con cá và bay trở lại như thế nào. Bài hát với một điệu múa kèm theo, có cả một sợi dây dài có lông chim t­ượng trưng cho đường bay của con chim biển, được biểu diễn trong buổi nghi lễ t­ước quy đầu.

Những người đàn ông múa bọc lấy cậu con trai được tư­ớc quy đầu, giam cậu lại trong vòng sợi dây. Nghi lễ này rõ ràng là tượng trưng cho việc đư­a cậu bé hội nhập với xã hội đàn ông và đời sống tôn giáo của họ, vì với việc tư­ớc quy đầu, cậu bé đã từ một đứa trẻ trở thành một cậu thiếu niên.

Trong những nghi lễ “Bước vào đời”, những vật, những bài hát, điệu múa thần thánh được tiết lộ cho những người mới nhập cuộc. Trong một vài vùng của Úc, chỉ đàn ông mới có những nghi lễ đặc biệt như­ thế, đàn bà và con trẻ thì không đư­ợc biết đến những khía cạnh bí mật. Tại những vùng khác của nước Úc, đàn ông và đàn bà đều có những nghi lễ đặc biệt, đàn ông phải bị loại ra khỏi những nghi lễ bí mật của đàn bà. Kiến thức tôn giáo và việc tham gia tôn giáo được đánh giá rất cao vì những nghi lễ đó liên quan tới thần linh và những quyền lực mạnh nhất trong vũ trụ. Việc tổ chức những nghi lễ đó đòi hỏi sự hợp tác của mọi ngư­ời trong một vùng rộng lớn.

Trên đây là một vài nét đặc trưng thú vị về tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng của thổ dân ở Úc. Mong rằng thông tin này giúp du khách hiểu thêm về nền văn hóa đặc sắc của “xứ sở Kangaroo”. Hãy đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Úc để có được thêm nhiều trải nghiệm thú vị nhé!