Không phải giản đơn mà Tượng Nữ Thần Tự do lại trở thành biểu tượng của New York và Hoa Kỳ trong vô vàn những bức tượng đẹp khác ở Mỹ. Hình ảnh Nữ Thần Tự Do giơ cao bó đuốc là đại diện cho một đất nước tự do, đa sắc tộc (di dân) hướng tới ánh sáng, văn minh và xóa bỏ cuộc sống nô lệ, nghèo khổ. Bởi thế, đi du lịch Mỹ mà chưa chiêm ngưỡng và chưa nghe kể về tượng Nữ Thần Tự do quả là một điều đáng tiếc.

Bức tượng này được tạo ra tại nước Pháp. Ngày 04/07/1884, Pháp chính thức giao cho đại sứ Mỹ, coi như là tặng phẩm của nhân dân Pháp dành cho nhân dân Mỹ. Ngay sau đó, Nữ Thần được tách rời, đóng gói, dùng tàu chở đến New York, và lắp ghép lại ở đảo Bedloe (hiện là đảo Tự do), do nước Mỹ xuất vốn xây dựng bệ khổng lồ.

Tuong Nu Than Tu Do 1.1

Bệ do kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế cao 47 m, tượng Nữ Thần cao 46 m, khiến chỏm ngọn đuốc cao hơn mặt đất tới 93 m. Tượng nặng 229 tấn, lưng rộng 10,6 m, miệng rộng 91 cm, tay phải giơ ngọn đuốc lửa dài 12,8 m, chỉ riêng một ngón tay trỏ cũng dài 2,4 m. Trên chân Nữ Thần có xiềng sắt tượng trưng cho việc lật đổ chính quyền tàn bạo, tay trái nắm bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ, trên mũ đầu Nữ Thần là bảy đường tia sáng chiếu khắp bảy đại dương, bảy đại châu. Trong ruột Nữ Thần có cầu thang xoáy chôn ốc, giúp du khách leo lên được vùng đầu, tương đương với leo một ngôi nhà lầu cao 12 tầng.

Tượng Nữ Thần Tự Do bắt nguồn từ vấn đề chính trị nước Pháp. Năm 1865, Napoleon III lên ngôi, một học giả tên Edouard de Laboulaye cùng người trong nhóm của ông hy vọng chấm dứt chế độ quân chủ, xây dựng một nước Cộng hòa Pháp mới, nên chuẩn bị tạo dựng tượng Nữ Thần Tự Do biểu đạt sự tán dương của họ đối với quốc gia bên kia bờ Đại Tây Dương, và khích lệ lòng đồng tình giữa nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ. Nhà điêu khắc trẻ tuổi Fréderic Auguste Bartholdi dưới sự khuyến khích của Laboulaye suy tính thiết kế công trình này.

Tuong Nu Than Tu Do 1.2

Tượng Nữ Thần Tự do là một người phụ nữ mang y phục Hy Lạp hoặc La Mã thời cổ đại, tay phải giơ cao ngọn đuốc, biểu tượng của ngọn lửa Prômêtê mang đến cho loài người, tượng trưng cho Tự do, tay trái cầm một tấm bảng ghi dòng số La Mã 4/7/1776 là ngày độc lập của Mỹ . Trên trán nữ thần là một vòng nguyệt quế có 7 tia sáng toả ra tượng trưng cho 7 châu: Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi, Bắc cực và Nam Cực. Dưới chân tượng, có một đoạn xiềng xích bị phá vỡ, tượng trưng cho việc xoá bỏ chế độ nô lệ và nạn độc tài trên thế giới.

Người ta bảo rằng nét mặt thanh tú và cương nghị của Nữ thần Tự do được dựa trên chân dung của chính thân mẫu của Bartholdi, người đã khích lệ nhà điêu khắc đi vào nghệ thuật. Còn tư thế và cánh tay giơ cao ngọn đuốc là của cô thiếu nữ xinh đẹp Jeanne de Pusieux đã kiên nhẫn đứng làm mẫu cho ông sáng tác. Tình yêu nảy sinh, cô đã trở thành vợ của ông.

Tượng Nữ Thần Tự do thể hiện ánh sáng tiến bộ đã xuất hiện ở Á Châu. Tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều từ bức tranh nổi tiếng Thần Tự Do dẫn đường mọi người của họa sĩ Delacroix. Tượng Nữ Thần đồ sộ buộc Bartholdi và công trình sư của ông (Alexandre Gustave Eiffel – người sáng lập tháp sắt Eiffel) phải giải quyết vấn đề kỹ thuật hóc búa.

Vài nét về quá trình đúc và dựng tượng

Tuong Nu Than Tu Do 1.3

Sau khi hình mẫu đã được thông qua, Bartholdi chỉ huy việc đúc tượng tại xưởng Gaget, Gauthier & Company . Ông áp dụng kỹ thuật rập nổi các lá đồng dày từ 2,5 đến 3mm thaycho kỹ thuật đúc đồng thông thường. Kết cấu tượng được giao cho kỹ sư Gustave Eiffel (lúc này, tuy chưa làm Tháp Eiffel nhưng ông đã nổi tiếng với những cây cầu thép lớn).

Tượng đúc ở Pháp, còn phần bệ tại Hoa Kỳ được giao cho kiến trúc sư Mỹ Richard Morris Hunt thiết kế từ năm 1881. Song người Mỹ không tin vào sự thành công của công trình táo bạo này, cho rằng chỉ là một dự án vu vơ của “một anh chàng Pháp mơ mộng” nên mãi 3 năm sau bản thiết kế mới được duyệt và do vậy thi công chậm so với tiến độ của phía Pháp. Bệ tượng cao 26,7cm, màu vàng lấp lánh đặt tại giữa pháo đài Fort Wood trên đảo Bedloe.

Tuong Nu Than Tu Do 1.4

Bức tượng đúc xong, sau một thời gian triển lãm tại quê nhà, ngày 19/6/1885, chiếc tàu thuỷ Isere của Pháp chở bức tượng tháo rời, đựng trong 214 thùng gỗ đến đảo Bedloe. Tháng 5/1886, tượng được dựng lên bệ. Các công nhân đã sử dụng 300.000 chiếc đinh tán để ghép nối 80.640 tấm đồng vào khung mà không dùng dàn giáo, họ thường làm việc bằng cách treo lơ lửng trên không bằng dây thừng.

Ngày 23/10/1886, tấm đông cuối cùng được ghép xong. Nữ thần Tự do mặt hướng ra biển cả bao la giữa bầu trời lồng lộng.

Internet