Nhà Tưởng niệm Hòa bình Jeju 4.3, nơi kể về câu chuyện lịch sử đã qua của người dân địa phương

Đảo Jeju của Hàn Quốc đang ngày càng trở thành điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thích vẻ hoang sơ, thơ mộng và khám phá những điều thú vị không đâu có trên thế giới. Và khi có dịp đặt chân đến nơi đây, du khách đừng quên dành thời gian ghé thăm Nhà Tưởng niệm Hòa bình Jeju 4.3.

Nhà Tưởng niệm Hòa bình Jeju 4.3 là một trong những bảo tàng nổi tiếng ở Jeju. Ở đây gây ấn tượng bởi thông điệp truyền tải ấn tượng. Thông qua địa danh này để phản chiếu lịch sử đau thương với những sai lầm quá khứ. Từ đó hướng tới tương lai hòa bình, nhân quyền. Không chỉ là điểm tham quan, nơi đây còn kể về câu chuyện lịch sử đã qua của người dân địa phương.

Có thể nói, “Sự kiện Jeju 4.3” là một trong những trang buồn nhất trong lịch sử cận đại Hàn Quốc. Mọi chuyện bắt đầu vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, khi Hàn Quốc được giải phóng khỏi sự thống trị của Đế chế Nhật Bản sau khi bị đánh bại trong cuộc xung đột. Hai chính phủ lâm thời sau đó được thành lập, phân chia đất nước thành: Miền Bắc, dưới ảnh hưởng của Liên Xô; và Miền Nam, được bảo vệ bởi Hoa Kỳ. Bất chấp sự khao khát của người dân về một đất nước Hàn Quốc được thống nhất, sự phân chia chính quyền như vậy chỉ nhấn mạnh thêm sự khác biệt trong ý thức hệ của các chính trị gia cánh hữu và cánh tả, khiến cho quá trình hợp nhất thậm chí còn khó khăn hơn nữa – Chưa kể đến sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh. Sự kiện này đã đặt Hàn Quốc vào một vị trí chiến lược trung tâm trong cuộc xung đột giữa hai cường quốc lớn đã hiện hữu trong nước.

Trong bối cảnh này, ngay sau khi được giải phóng khỏi Nhật Bản, Ủy ban Chuẩn bị Thành lập Quốc gia (PCEC) đã được tổ chức trên toàn quốc với mục đích tạo ra một quốc gia độc lập có chủ quyền bao gồm cả đảo Jeju. PCEC trên đảo nhanh chóng trở nên có ảnh hưởng ở nơi này, được ưu tiên hàng đầu trong việc duy trì trật tự công cộng. Chính phủ quân sự Hoa Kỳ ở Hàn Quốc không hài lòng về tình trạng trước mắt và cho rằng Ủy ban ở Jeju đã hành động theo phe cánh tả, sau đó họ đã thực hiện chính sách kiểm soát đảo Jeju thay vì để Ủy ban nhân dân nắm chính quyền. Cư dân của hòn đảo không hài lòng với việc đó, và tình hình đã trở nên tồi tệ hơn vào ngày 1/3/1947, trong khi một cuộc biểu tình công khai diễn ra, một đứa trẻ đã bị một con ngựa của cảnh sát đá và làm bị thương. Cảnh sát đã hành động như thể không có chuyện gì xảy ra và vấp phải sự đả đảo từ dân chúng. Để đáp trả hành vi của nhân dân, cảnh sát vũ trang đã bắn vào đám đông và giết chết sáu người.

Mâu thuẫn giữa hai bên trở nên gay gắt hơn trong những tháng tiếp theo, và lên đến đỉnh điểm trong thời kì được gọi là “Sự kiện Jeju 4.3”. Đến năm 1948, Ủy ban nhân dân đã trở thành một đơn vị kháng chiến vũ trang, chiến đấu chống lại chính quyền địa phương. Thiết quân luật đã được thành lập ở Jeju, sau đó chính phủ đã ban hành một tuyên bố rằng bất cứ ai đi vào khu vực núi giữa hơn 5km tính từ bờ biển sẽ được coi là một phiến quân và sau đó bị bắn chết. Sau đó, mọi hoạt động đàn áp nhằm tiêu diệt các ngôi làng ở vùng núi giữa bắt đầu. Lực lượng Hoa Kỳ tuyên bố rằng những cư dân của những ngôi làng đó là thành phần của lực lượng vũ trang hoặc đang hợp tác với lực lượng vũ trang và sau đó tàn sát một cách bừa bãi dân cư khu này.

“Sự kiện Jeju 4∙3” kéo dài trong nhiều năm, gây ra số lượng thương vong lớn thứ hai trong lịch sử hiện đại của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên. Khoảng 30.000 người đã thiệt mạng, 40.000 ngôi nhà bị phá hủy và các ngôi làng ở vùng núi giữa đã bị bỏ hoang. Hiện nay, trên đảo Jeju, du khách có thể tới tham quan “Công viên Hòa bình Jeju 4∙3” – nơi tưởng niệm cuộc sống với những đau thương mất mát trong thời kỳ bi thảm này, và cũng là nơi khiến thế hệ sau nhận ra tầm quan trọng của lòng khoan dung và tình đoàn kết trong quá trình xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Nếu có dịp đến Jeju trong hành trình du lịch Hàn Quốc, du khách đừng quên đến thăm viếng Nhà Tưởng niệm Hòa bình Jeju 4.3 đầy ấn tượng này nhé! Chúc các du khách có một chuyến đi với nhiều điều thú vị!