7 nhân vật nữ có thật từng được chuyển thể lên phim truyền hình Hàn Quốc
Xem những bộ phim truyền hình Hàn Quốc cũng là cách để người ta được hiểu thêm về lịch sử Hàn Quốc. Ngay cả khi phim truyền hình thêm một chút hư cấu và lãng mạn thì khán giả cũng hiểu rõ hơn về các nhân vật có thật trong lịch sử “xứ Kim Chi”.
Nữ vương Seonduk
Seonduk là Nữ vương của Vương quốc Silla (một trong 3 Vương quốc thời kỳ Tam Quốc Triều Tiên gồm: Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La) từ năm 632 đến năm 647. Bà là vị vua thứ 27 của Vương quốc Silla, và là vị Nữ vương đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên.
Trong 14 năm làm Nữ vương, sự sáng suốt của bà đã đem lại nhiều lợi ích cho Vương quốc. Dưới thời của bà, Silla ngày càng nới lỏng sự phụ thuộc vào nước láng giềng Trung Quốc, hiện lúc đó là nhà Đường, đồng thời bà còn gửi học giả sang Trung Quốc để học hỏi.
Bà là một người sùng đạo Phật và đã cho xây dựng nhiều ngôi chùa lớn. Bà cũng đã cho xây dựng Tháp Thiên văn, hay Cheomseongdae (Chiêm tinh đài), được xem như đài thiên văn đầu tiên ở Phương Đông. Ngôi tháp này vẫn còn tồn tại ở thủ đô Vương quốc Silla cũ, nay là tỉnh Gyeongju của Hàn Quốc.
Dưới thời của bà, văn học và nghệ thuật cũng vô cùng hưng thịnh song cũng có bạo lực và đấu đá chính trị như thường. Năm 642, nước Cao Câu Ly có loạn: một vị đại thần là Uyên Cái Tô Văn giết vua Cao Câu Ly Vinh Lưu vương rồi lập Cao Câu Ly Bảo Tạng vương lên ngôi, và đem quân đánh Silla, khiến Nữ vương Seonduk phải cầu cứu nhà Đường (đời vua Đường Thái Tông). Năm 645, vua Đường Thái Tông thân chinh đem 20 vạn quân từ Lạc Dương đi đánh Cao Câu Ly (đời vua Cao Câu Ly Bảo Tạng vương). Nữ vương Seonduk cũng cung ứng quân lương, vũ khí cho quân Đường xâm lược Cao Câu Ly. Vua Bách Tế Nghĩa Từ Vương của nước Bách Tế đã tấn công Silla và chiếm được 7 thành. Tuy nhiên, quân Đường bại trận ở thành An Thị của Cao Câu Ly, phải rút lui cùng năm.
Trong Vương quốc Silla dưới triều Nữ vương Seonduk, Bidam là người đã lãnh đạo một cuộc nổi loạn chống lại bà, vì ông cho rằng: “Nữ vương bất năng thiện lý” (một Nữ vương không thể điều hành một quốc gia). Truyền thuyết nói rằng, trong cuộc binh biến này, có một ngôi sao đã rơi xuống, Bidam và tùy tùng cho rằng đó chính là dấu hiệu kết thúc giai đoạn trị vì của Seonduk. Kim Yu Shin đã khuyên Nữ vương Seonduk thả lên trời một con diều lửa, đó cũng báo hiệu rằng ngôi sao nọ sẽ sớm trở về chỗ của nó.
10 ngày sau cuộc nổi loạn, Bidam cùng 30 người tùy tùng đã bị hành quyết. Nữ vương Seonduk từ trần vào ngày 8/1. Bidam bị xử tử ngày 17/1, sau khi Chân Đức Nữ Vương bước lên ngai vàng.
Năm 2009, đài MBC của Hàn Quốc đã thực hiện bộ phim truyền hình 62 tập “Nữ vương Seonduk”. Trong bộ phim, Deok Man được biết đến như đứa trẻ không may mắn phải trốn chạy khỏi bàn tay của người phụ nữ độc ác Mi Shil. Cô phải trốn chạy ngay từ khi mới lọt lòng, sau khi lớn lên, cô quyết định quay trở lại hoàng cung để trả thù người phụ nữ độc ác đã thao túng cả 3 đời vua Silla. Nhưng để cô có thể trở lại hoàng cung, chị gái của cô – Công chúa Cheonmyoeng đã mất mạng dưới tay Mishil, và cô cũng phải hy sinh mối tình với chàng Hoa Lang Kim Yu-shin vì nghiệp lớn. Sau này, với sự phò tá trung thành và tài năng của Kim Yu-shin cùng các tướng lãnh, Deok Man đánh bại Mishil, lên ngôi và trở thành vua thứ 27 của Silla. Trong phim cũng cho rằng, lý do Bidam làm phản là do không tin tưởng ở tình yêu của Seonduk dành cho mình.
Hoàng hậu Ki
Hoàng hậu Ki (Hoàn Giả Đô, 1315-1369) là Hoàng hậu thứ ba và cũng là phi tần được sủng ái nhất dưới thời Nguyên Huệ Tông thuộc Vương triều nhà Nguyên trong lịch sử Trung Hoa.
Sinh thời, Ki thị vốn xuất thân là một cống nữ được Cao Ly cống nạp sang nhà Nguyên dưới thời Trung Huệ Vương. Cuộc đời bà gặp phải nhiều thăng trầm và trắc trở. Tương truyền rằng khi mới nhập cung, Ki Hoàng hậu chỉ là một cung nữ dâng trà rót nước. Nhờ vào nhan sắc trời ban cùng tính cách thông minh, lanh lợi, bà đã lọt vào mắt xanh của Hoàng đế Nguyên Huệ Tông và trở thành vị phi tử ngoại quốc được nhà vua độc sủng lúc bấy giờ. Cũng nhờ vào sự sủng ái của nhà vua, vị phi tần ngoại quốc này đã vươn lên từ thân phận của một cung nữ thấp hèn trở thành Ngũ phẩm Tài nhân và sau đó thăng làm Tiệp dư, Quý phi. Thế nhưng ngay cả khi đã chiếm trọn trái tim của Thiên tử, cuộc sống của bà trong chốn hậu cung xô bồ vẫn chưa có nổi một ngày yên bình.
Sử cũ ghi lại, khi vừa trở thành một phi tử bình thường trong hậu cung, bà đã nhiều lần bị Hoàng hậu đương triều là Đáp Nạp Thất Lý bày kế hãm hại và tìm cách đánh đập. Trong những ngày tháng tủi nhục ấy, việc bà có thể giữ được mạng sống của mình trước những trò đầy đọa của đương kim Hoàng hậu vốn đã được xem là kỳ tích. Sau đó, gia tộc Đáp Nạp Thất Lý bị khép vào tội phản nghịch. Vua Huệ Tông liền phế bỏ và lưu đày Hoàng hậu thường xuyên hiếp đáp sủng phi của mình.
Ngay sau khi đối thủ nặng ký bị loại trừ, cuộc sống của Ki thị ở hậu cung đã thay đổi một cách ngoạn mục. Theo quy chế của Nguyên triều, các Hoàng đế có quyền lập nhiều vị Hoàng hậu cùng một lúc, nhưng người được trao quyền quản lý hậu cung lại chỉ có một. Sau khi Tiên Hoàng hậu qua đời, Ki thị cùng với cháu gái của Thừa tướng Bá Nhan đều đồng loạt được phong Hậu.
Theo “Nguyên sử”, chính cung Hoàng hậu Bá Nhan Hốt Đô được đánh giá là người “đức hạnh, sống không đố kỵ, thông hiểu lễ nghi nội cung”. Có nhiều ý kiến còn cho rằng bà có tính cách và bản chất trái ngược hoàn toàn so với Đệ nhị Hoàng hậu Ki thị.
Mặc dù Bá Nhan Hốt Đô Hoàng hậu mới được xem như chính thất, thế nhưng mọi quyền hành quản lý lục cung lại được Hoàng hậu đệ nhị là Ki thị nắm trong lòng bàn tay.
Chỉ riêng việc “vượt mặt” được cháu gái của Thừa tướng cũng đủ để thấy bản lĩnh của vị phi tần Cao Ly ấy vốn không thể coi thường.
Tới năm 1365, Bá Nhan Hốt Đô Hoàng hậu đột ngột qua đời ở tuổi 42. Tương truyền rằng khi vị Hoàng hậu này băng hà, Ki thị đã nhìn vào những bộ trang phúc cũ rách, đơn sơ của bà mà chế giễu rằng: “Đường đường là một Hoàng hậu, một chính thê của Hoàng đế, sao có thể mặc những bộ trang phục như vậy?”.
Cũng kể từ sau cái chết đột ngột của Bá Nhan Hoàng hậu, Ki thị đã chính thức được làm đại lễ sắc phong và trở thành vị Hoàng hậu chính thất duy nhất của triều Nguyên lúc bấy giờ. Không những vậy, bà còn hạ sinh cho Nguyên Huệ Tông một người con trai, người này cũng là con trưởng và đã trở thành Hoàng đế nối ngôi sau khi Tiên đế qua đời.
Từ một phi tần mang gốc gác ngoại bang, Hoàng hậu Ki đã loại bỏ mọi rào cản trên con đường bước lên ngai vị mẫu nghi thiên hạ. Và một trong những nguyên nhân khiến bà trở thành người phụ nữ quyền lực nhất Nguyên triều không thể không kể tới sự tâm cơ cùng tài năng cung đấu thuộc vào hàng thượng thừa.
Theo Bách khoa toàn thư Trung Quốc, Hoàng hậu Ki được đánh giá là con người thông minh, nhưng tính cách lại hết sức tâm cơ, nhiều mưu tính và đôi khi không từ thủ đoạn để diệt trừ đối thủ. Ngay cả khi đã đứng đầu hậu cung, bà vẫn không thỏa mãn với việc điều khiển lục cung mà còn có ý định thâu tóm chính trị trong triều.
Bấy giờ, Thừa tướng Nguyên triều là Bá Nhan từng nhiều lần ra mặt chống lại Hoàng hậu Ki. Sau này, bà đã tìm cách cấu kết một số triều thần nhằm khép Bá Nhan vào tội lộng quyền, hạ lệnh cách chức và âm thầm cho người trừ khử ông. Cũng theo ghi chép của một vài tư liệu lịch sử, Hoàng hậu Ki từng có mưu đồ ép phu quân Huệ Tông thoái vị để con trai lên làm Hoàng đế, còn mình thì ở ngôi Hoàng Thái hậu. Để thực hiện âm mưu này, bà đã cố tình tìm đến Tả Thừa tướng Thái Bình nhằm kết liên minh. Tuy nhiên, vị Thừa tướng ấy chẳng những không nhận lời mà còn mắng bà là kẻ có âm mưu đại nghịch. Không lâu sau đó, Thừa tướng Thái Bình cũng có kết cục bi thảm không kém so với Bá Nhan. Bản thân ông bị cách chức, lưu đày, còn gia tộc thì sau đó đều bị giết hại.
Bên cạnh những nước cờ chính trị thâm sâu kể trên, vị Hoàng hậu đến từ xứ Cao Ly này còn rất biết cách thu phục lòng người. Năm xưa khi quê hương mẫu quốc của bà gặp đại hạn, chính Ki thị đã hạ lệnh cho triều đình nhà Nguyên mở kho cứu tế, từ đó lấy được lòng dân và được bách tính rất mực yêu kính.
Tại mẫu quốc Cao Ly, cha của Hoàng hậu Ki biết con gái đang nắm trong tay đại quyền nên càng lúc càng kiêu ngạo, thậm chí còn ra mặt chống đối quốc vương, cả gan khẳng định mình sẽ thay thế vương vị. Việc này khiến quốc vương của Cao Ly không dễ dàng bỏ qua. Gia tộc của Hoàng hậu Ki tại quê nhà cũng vì vậy mà đều bị xử tử. Phẫn nộ trước việc quốc vương tàn sát người nhà mình, Hoàng hậu Ki đã để con trai đem quân xuất binh đi tấn công Cao Ly. Không ngờ rằng đại quân Nguyên triều lại trở về trong thất bại nặng nề. Sự thực là dù tâm cơ và toan tính tới đâu, Hoàng hậu Ki vẫn không thể cứu vớt thế cục của một vương triều đang trượt dài trên đà suy vong. Bởi thực tế là tới thời Nguyên Huệ Tông tại vị, thiên hạ đã đại loạn, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
Năm 1368, trước tình thế quân Chu Nguyên Chương đã nắm giữ đại cục, Ki Hoàng hậu cùng con trai phải chạy trốn khỏi Đại Đô. Sự kiện này cũng chính thức đặt dấu chấm hết cho thời kỳ người Mông Cổ nắm quyền thống trị trên toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. Sau khi con trai lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Bắc Nguyên đối kháng kéo dài với nhà Minh, Hoàng hậu Ki đã được phong làm Hoàng Thái hậu đúng như mong muốn của bà lúc sinh thời. Tiếc rằng chỉ chưa đầy 1 năm sau khi được nhận ngôi vị này, bà đã qua đời ở tuổi 55. Có giai thoại khác truyền lại rằng bà đã mất tích không lâu sau khi trở thành Hoàng Thái hậu. Tuy nhiên, dù kết cục của Hoàng hậu Ki cuối cùng ra sao, thì cuộc đời đầy sóng gió và thăng trầm của vị phi tần đến từ Cao Ly ấy cũng đã chính thức khép lại vào năm 1369. Thế nhưng những dấu ấn mà bà khắc ghi vào trong lịch sử vẫn sẽ trở thành những giai thoại khiến hậu thế không thể nào quên.
Ngày nay, cuộc đời của bà đã được chuyển thể lên phim Hàn với tựa đề “Hoàng hậu Ki” dài 68 tập. Đây là bộ phim đạt rating cao – gần 30% của Đài MBC. Hiệu ứng của phim tại Hàn Quốc được ví như một cơn lốc mới của thể loại phim cổ trang.
Các yếu tố góp phần tạo nên thành công của “Hoàng hậu Ki” phải kể tới trang phục. Từ long bào của vua cho đến những y phục của hoàng hậu, hoàng phi, thậm chí cung nữ đều được thiết kế rất cầu kỳ và tinh tế. Hình ảnh đẹp được đầu tư công phu, bối cảnh hoàng cung nước Nguyên xa hoa và những cảnh thiên nhiên hùng vĩ được tái hiện từ nhiều góc máy đẹp cũng là điểm cộng đắt giá cho phim. Điểm nhấn ấn tượng nữa của “Hoàng hậu Ki” chính là dàn diễn viên trẻ đẹp, tài năng. Cái tên đầu tiên được nhắc tới chính là Ha Ji Won. Sánh vai cùng Ha Ji Won là hai mỹ nam – Joo Jin Mo và Ji Chang Wook. Bên cạnh đó tuyến nhân vật phụ cũng đáng chú ý với những cái tên như: Baek Jin Hee, Lee Jae Yong, Jung Woong In, Lee Moon Shik,…
Hoàng hậu Jang Ok Jung
Jang Ok Jung (1659-1701) đượᴄ tiến ᴄung ѕau khi gia tộᴄ trâm anh thế phiệt ᴄủa nàng bị ѕụp đổ. Là ᴄung nữ, ᴄó nhan ѕắᴄ, thông minh hơn người, Jang Ok Jung đã ᴠượt qua bao ѕự hãm hại, áᴄ độᴄ ᴄhốn thâm ᴄung để giành đượᴄ lòng tin ᴠà tình уêu ᴄủa nhà ᴠua, trở thành ᴄung phi đượᴄ ѕủng ái nhất trong hậu ᴄung.
Jang Ok Jung trở thành người phụ nữ đầу quуền biến, trựᴄ tiếp đương đầu ᴠới Hoàng hậu In Hуeon. Năm 1688, Jang Ok Jung ѕinh hoàng tử đầu tiên ᴠà ᴄũng từ đâу gâу ra ᴄuộᴄ tranh giành đẫm máu nơi hậu ᴄung. Nhà ᴠua muốn sắc phong Jang Ok Jung làm quý phi và phong con trai của nàng làm Thái tử nhưng đã ᴠấp phải ѕự phản đối ᴄủa nhiều triều thần. Nhà ᴠua nổi giận đã хử tử không ít người. Hoàng hậu In Hуeon ᴄũng nằm trong ѕố những người bị lưu đàу. Jang Ok Jung trở thành Hoàng hậu một thời gian ᴄho đến năm 1694 thì nhà ᴠua hối hận đón Hoàng hậu In Hуeon quaу ᴠề.
Jang Ok Jung đượᴄ ѕo ѕánh ᴠới ᴄâu ᴄhuуện ᴠề nữ hoàng Võ Tắᴄ Thiên ᴄủa Trung Quốᴄ bởi ѕự ám ảnh ᴠề quуền lựᴄ ᴠới những kế ѕáᴄh tàn bạo, thậm ᴄhí ᴄhấp nhận trở thành người mẹ tàn nhẫn… để ᴄó thể giữ ᴠững ngôi ᴠị độᴄ tôn ᴄủa mình. Nhiều ᴄâu ᴄhuуện lan truуền trong dân gian ᴄho rằng, ѕau khi trở lại hoàng ᴄung đượᴄ 7 năm, năm 1701, Hoàng hậu In Hуeon qua đời là do bị Jang Ok Jung ám hại. Sự ᴠiệᴄ bị phát giáᴄ, Jang Ok Jung bị хử tử, kết thúᴄ ᴄuộᴄ đời ᴄủa một phụ nữ хinh đẹp nhưng quá nhiều tham ᴠọng.
Hình tượng Hoàng hậu Jang Ok Jung ngày nay được tái hiện trong phim “Tình sử Jang Ok Jung” do Kim Tae Hee thủ vai. Bộ phim mang đến câu chuyện vào thời điểm cô còn là Nội nhân, trước khi trở thành Vương hậu kế tiếp của Vua Sukjong (Yoo Ah In đóng).
Hoàng hậu In Hуeon
Hoàng hậu In Hуeon là người mà Jang Ok Jung bị cáo buộc là đã hạ độc. Bà là Hoàng hậu thứ hai của vua Sukjong. Bà có thể là một trong những Hoàng hậu nổi tiếng nhất thời Joseon vì vô cớ bị cáo buộc phản quốc và bị lưu đày, sau đó được tha tội. Park Ha Sun vào vai này trong phim truyền hình “Dong Yi”, Kim Hae In đóng vai này trong “Queen Inhyun’s Man” và Yoo In Na vào vai nữ diễn viên thể hiện vai này trong một bộ phim.
Baek Pa Sun
Baek Pa Sun, nghệ sĩ làm gốm thế kỷ 16 là cảm hứng cho nhân vật mà Moon Geun Young thể hiện trong phim cổ trang “Goddess of Fire: Jeonji” do đài truyền hình MBC sản xuất năm 2013. Phim có sự hợp tác giữa biên kịch Kwon Soon Kyu và đạo diễn Park Sung Soo cùng dàn diễn viên nổi tiếng như Moon Geun Young, Kim Bum, Lee Sang Yoon,…
Dựa vào hình mẫu có thật là Baek Pa Sun – nữ nghệ nhân làm gốm sứ đầu tiên dưới triều Joseon, phim xây dựng câu chuyện về cuộc sống của cô gái Jung Yi đam mê nghề gốm sứ và chuyện tình giữa cô và Hoàng tử Kwang Hae của Vương triều Joseon. Kwang Hae yêu Jung Yi tha thiết, hết lòng hết dạ nhưng đồng thời anh cô độc đấu tranh giành quyền lực tối cao.
Sinh ra với thị giác, khứu giác, vị giác và thính giác hơn người, Yung Ji sử dụng tất cả khả năng của mình để tạo nên những sản phẩm gốm sứ tuyệt vời. Để tạo ra những sản phẩm đó, cô dùng mũi ngửi tìm nguyên liệu đất sét tốt nhất, nếm men để đảm bảo chất lượng cao nhất. Khi nung, cô sử dụng thính giác để cảm nhận và điều chỉnh nhiệt độ. Cùng với một đôi tay khéo léo, Yung Ji đã cho ra đời những sản phẩm gốm sứ tinh tế và tuyệt hảo. Jung Yi có niềm đam mê và mơ ước trở thành thợ làm gốm sứ hàng đầu dưới thời Joseon – thời kỳ nổi tiếng với loại sứ trắng được cho là có chất lượng cao nhất Châu Á thế kỷ 16.
Jung Yi học nghề tại xưởng làm gốm Bunwon của triều đình ở Bunwon-ri, Gwangju – nơi thuật làm gốm là một tổng hòa của nghệ thuật và khoa học. Trước khi trở thành nghệ nhân, cô chỉ là một đứa trẻ thích nghịch đất sét. Xã hội bấy giờ không công nhận tài năng của phụ nữ. Nhưng bằng nghị lực và niềm tin mãnh liệt, cô đã trở thành thợ làm gốm giỏi nhất.
Về sau, Jung Jung Yi yêu Hoàng tử Kwang Hae – người về sau trở thành vua của Joseon với cuộc đời đầy bi kịch vì những âm mưu soán ngôi. Mặc dù Kwang Hae yêu say đắm Jung Yi nhưng cô đã bị bắt sang Nhật Bản khi là một tù nhân chiến tranh trong cuộc xâm lược của Nhật Bản – Triều Tiên (1592-1598). Ở đây cô bị buộc tiếp tục làm những đồ gốm được xem là tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản.
Shin Saimdang
Shin Saimdang là mẹ của học giả nổi tiếng Yi I. Bà là một nhà thơ, họa sĩ và nhà thư pháp tài năng. Bà được mô tả là “tấm gương đẹp nhất về tình mẫu tử trong lịch sử Hàn Quốc”.
Shin Saimdang tên hồi nhỏ là In-seon, sinh năm 1504 tại Gangneung, tỉnh Gangwon. Bà là con gái thứ 2 trong số 5 người con gái của gia đình. Từ nhỏ Shin Saimdang đã có ngoại hình thanh tú, sáng sủa và có tài năng nổi trội nên được nhiều người yêu mến. Trong số đó, bà ngoại là người đã dành cho Shin Saimdang những tình cảm yêu thương đặc biệt.
Ở Hàn Quốc, văn hóa gia đình theo chế độ phụ hệ chỉ ăn sâu bám rễ vào xã hội từ sau thế kỷ XVII, còn giai đoạn giữa thời Joseon, nhiều gia đình lấy phụ nữ làm trọng tâm, con gái có thể sống cùng và phụng dưỡng cha mẹ đẻ của mình. Shin Saimdang sinh ra và lớn lên trong một gia đình coi trọng mẫu hệ như vậy. Nhờ bà ngoại thường xuyên mua sắm giấy bút và động viên, hậu thuẫn tích cực, từ khi 7 tuổi, bà đã bắt đầu tự học vẽ tranh. Sự giúp đỡ hết lòng của bà ngoại đã giúp Shin Saimdang thể hiện được tài năng trời phú, những đường nét tinh tế và sắc màu phong phú qua các bức tranh như vẽ cành nho, cây mai, hoa lan,…
Tranh của Shin Saimdang nổi tiếng là tinh tế và sống động, tới mức có chuyện kể lại rằng, một ngày, bà vẽ tranh châu chấu đậu trên cành hoa và tặng cho một người họ hàng. Khi người này trải tranh ra, bức tranh trông thực đến mức gà ngoài sân cũng tưởng là châu chấu mà lao vào mổ. Các học giả cùng thời với Shin Saimdang, ai cũng tán tụng, so sánh tài của bà với An Gyeon, một họa sĩ lớn của Joseon giai đoạn trước.
Shin Saimdang còn được biết đến là người giỏi về thơ văn, từ nhỏ đã ham đọc kinh thư Nho giáo và văn chương của các bậc thánh hiền, đồng thời còn có tài thêu thùa vượt bậc nên được coi là nữ nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn trung kỳ thời Joseon.
Năm 1522, Shin Saimdang kết hôn khi bước sang tuổi 19. Chồng bà là Yi Won-su, một quan văn. Do gia đình bà không có con trai nên sau khi kết hôn, được sự đồng ý của gia đình chồng, Shin Saimdang thường xuyên về sống ở nhà cha mẹ đẻ.
Bà sinh được 4 người con trai, 3 người con gái và sinh sống hòa thuận ở cả 2 bên nội ngoại như vậy khiến mọi người kính trọng, gọi bà là “Vị phu nhân đức hạnh họ Shin”. Lúc này, bà dồn hết tâm sức vào việc giáo dục con cái. Với tình yêu thương và sự nghiêm khắc, bà đã dạy dỗ các con nên người một cách tuyệt vời. Cũng vì vậy mà bà đã tự đặt cho mình tên hiệu là Saimdang (Sư Nhậm Đường) với ý nghĩa là noi theo tấm gương của bà Thái Nhậm, người phụ nữ hiền thục trong lịch sử Trung Quốc, mẹ của bậc thánh quân nhà Chu là vua Văn Vương.
Đặc biệt, con trai thứ 3 của Shin Saimdang tên là Yi I, sau khi đỗ thi tiến sĩ ở tuổi 13 đã đỗ đầu tất cả 9 kỳ khoa cử, được gọi là “Cửu Độ Trạng Nguyên Công”, trở thành một học giả lớn của thời Joseon. Đối với tài đức của Yi I, người ta cho rằng đó chính là nhờ quá trình thai giáo của người mẹ hiền Shin Saimdang. Bên cạnh đó, bà còn nuôi dạy con gái đầu lòng Mae-chang và con trai thứ tư là Yi Woo trở thành nghệ sĩ tài ba trong lĩnh vực thơ ca và hội họa.
Không chỉ là người mẹ hiền, Shin Saimdang còn là một người vợ đảm, hết lòng khích lệ chồng trong sự nghiệp làm quan triều đình. Bà đã làm tròn bổn phận của một người vợ có đạo đức và nhân cách cao quý, luôn hỗ trợ chồng đi theo con đường chính nghĩa. Tuy thời điểm chồng bà đi nhậm chức ở tỉnh Pyeongan vào năm 1551, Shin Saimdang đã qua đời ở tuổi 48 nhưng sau đó, tên tuổi của bà lại càng trở nên nổi tiếng, được người đời sau tán dương ca ngợi.
Hình ảnh của bà đã được chọn để đưa vào loại tiền giấy mới loại 50.000 Won của Hàn Quốc năm 2009 như một nhân vật biểu trưng cho việc đề cao nhận thức về bình đẳng giới. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, hình ảnh người phụ nữ xuất hiện trên tờ tiền Hàn Quốc. Và hình tượng của bà cũng được tái hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng, chẳng hạn như phim truyền hình “Shin Saimdang: The Herstory” do Lee Young Ae và Song Seung Hoon đóng chính.
Hwang Jin Yi
Hwang Jin Yi (1506 – 1544) là một nữ thi sĩ sống dưới thời vua Triều Tiên Trung Tông, đồng thời cũng là một trong những “kỹ sinh” (Gisaeng) nổi tiếng nhất của triều đại Triều Tiên.
Biệt danh của bà là Chân Nương, kỹ danh là Minh Nguyệ. Bà nổi tiếng với vẻ đẹp đặc biệt, duyên dáng, trí tuệ phi thường, cá tính độc lập và quyết đoán. Bà được xếp vào một trong Tùng Đô Tam Tuyệt.
Ở cả hai miền Triều Tiên hiện nay, Hwang Jin Yi đã trở thành một nhân vật gần như huyền thoại, truyền cảm hứng cho nhiều tiểu thuyết, nhạc kịch, phim điện ảnh và phim truyền hình. Tiểu thuyết viết về cuộc sống của bà bao gồm một cuốn tiểu thuyết năm 2002 của nhà văn Bắc Triều Tiên Hong Sok-jung và cuốn sách bán chạy nhất năm 2004 của nhà văn Hàn Quốc Jeon Gyeong-rin. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn Bắc Triều Tiên Hong Sok-jung đã trở thành cuốn tiểu thuyết của Bắc Triều Tiên giành chiến thắng một giải thưởng ở miền Nam.
Cuối năm 2006, KBS đã phát hành một bộ phim truyền hình “Hwang Jin-i” với diễn xuất của Ha Ji-won trong vai nhân vật chính. Một bộ phim điện ảnh với sự tham gia của Song Hye Kyo cũng được phát hành vào ngày 6/6 năm 2007.
Nếu du khách là người có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử Hàn Quốc thì hãy Book Tour Hàn Quốc của chúng tôi nhé! Chắc chắn du khách sẽ có được những sự hiểu biết thú vị khi đặt chân đến vùng đất giàu truyền thống này.