Ngắm đồng hồ thiên văn Orloj của Praha
Không chỉ nổi tiếng với những công trình kiến trúc cổ kính, những lâu đài tráng lệ, những tòa nhà uy nghi, Praha còn nổi tiếng với đồng hồ thiên văn Orloj.
Đồng hồ được lắp đặt lần đầu vào năm 1410, là đồng hồ thiên văn cổ thứ ba và cổ nhất vẫn còn hoạt động trên thế giới. Trong suốt 600 năm lịch sử, Orloj cũng trải qua nhiều lần hư hỏng và trùng tu.\
Đồng hồ thiên văn được đặt tại bức tường phía nam của Tòa thị chính Thành Cổ ở Quảng trường Thành Cổ. Đồng hồ này về mặt kỹ thuật thì bao gồm ba gồm ba bộ phận chính: mặt đồng hồ thiên văn, tượng trưng cho vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng trên bầu trời và hiển thị các chi tiết thiên văn khác nhau.
“Bước chân của các Tông đồ”, một bộ máy đồng hồ hiển thị mỗi giờ một nhân vật trong 12 Tông đồ của chúa Giesu và các nét điêu khắc chuyển dịch khác – đáng chú ý là một nhân vật của Cái chết (đại diện là một bộ xương); tượng chúa Giesu ở giữa và phía trên là 1 con gà bằng vàng. Và một mặt đồng hồ lịch với các mề đay đại diện cho các tháng.
Khách du lịch thường đợi xem giờ, vào đúng mỗi giờ ví dụ 12h: Mười hai sứ đồ di động tạo thành đoàn diễu hành của chiếc đồng hồ thiên văn, (nhưng một số chi tiết không thực sự có trong Kinh Thánh. Phao-lô và Ba-na-ba thay thế Giu-đa Ích-ca-ri-ốt và Gia-cơ con của A-phê, nhưng họ không ở trong số 12 sứ đồ trong Kinh Thánh. (Công-vụ 1:12-26) Chung quanh đầu của mỗi sứ đồ có vầng hào quang—một biểu tượng tà giáo mà những tín đồ Đấng Christ thời ban đầu không dùng.)
Sau khi hình sứ đồ đi sau cùng xuất hiện, một con gà trống mạ vàng đậu phía trên hai cánh cửa sổ gáy lên. Đồng hồ đã điểm giờ, hai cánh cửa sổ đóng lại, và đám đông bắt đầu giải tán. Bạn có muốn xem lại lần nữa không? Thế thì bạn sẽ phải chờ một giờ nữa. Trong khi chờ đợi, bạn có thể xem xét mặt đồng hồ, nó đã thu hút du khách đến Tòa Thị Chính Cổ của thành phố Prague gần 600 năm nay.