Cố đô Kyoto của Nhật Bản có thể được ví như xứ sở của những ngôi chùa. Đặc biệt, vùng đất này sở hữu một ngôi chùa cổ xưa và rất nổi tiếng đó là Ginkaku-ji (Chùa Bạc). Đây là một ngôi chùa thiền được xây dựng từ rất lâu đời trước đây và khởi nguồn của nó chính là được xây nên để đối lại với Kinkaku-ji (Chùa Vàng) cũng nổi tiếng không kém.
Ginkaku-ji nằm trong một khu vực khá yên tĩnh và bao quanh bởi cây cối xanh tươi và nằm cách xa thành phố nên luôn có sự yên tĩnh. Ngôi chùa này nằm dọc theo ngọn núi phía Đông của Kyoto (núi Higashima).
Ginkaku-ji còn được biết đến các với tên gọi là “Chùa Bạc”, “Ngân Các tự”. Tuy nhiên, tên gọi thực tế của chùa là “Higashiyama Jisho-ji”, thế nhưng cái tên “Chùa Bạc” lại được nhiều người sẽ biết đến hơn. Dù mang tên là Chùa Bạc thế nhưng nó lại hoàn toàn không được mạ bạc hay thứ gì đó đại loại như thế.
Ngôi chùa này là một trong những biểu tượng của môn phái Thiền tông cho đến tận ngày nay. Chùa mang những sự mộc mạc, bình dị và những phong cách Nhật Bản rất đặc trưng khi nói đến môn phái Thiền tông. Ngoài ra, ngôi chùa này cũng là nơi tập trung nền văn hóa Higashiyama. Đây là một nền văn hóa đã ảnh hưởng đến toàn bộ một dân tộc của “xứ Phù Tang”.
Chùa Bạc xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 và ban đầu được xây dựng là một biệt thự nghỉ dưỡng cho tướng quân. Về sau chùa được phát triển thành nơi thờ cúng Phật của môn phái Thiền tông. Trong quá khứ, ngôi chùa này là một nơi tập trung những văn hóa truyền thống của người Nhật như nghệ thuật trà đạo, nghệ thuật cắm hoa, kịch Noh…
Năm 1460, tướng quân Ashikaga Yoshimasa dự định xây dựng một ngôi biệt thự để nghỉ hưu ở phía Đông của Kyoto. Ông đã xây thêm một công trình kiến trúc trong khuôn viên biệt thự để làm điện thờ riêng cho Quân Âm. Ông đã thiết kế nên một tòa nhà như một ngôi chùa theo lối kiến trúc của chùa giác vàng tuy nhiên kích thước nhỏ hơn và không lộng lẫy bằng. Chùa vàng là kiến trúc của ông nội ông là Ashikaga Yoshimitsu đã dựng nên.
Thế nhưng, chiến tranh đã nổ ra và việc xây dựng bị đình trệ. Tướng quân Ashikaga Yoshimasa đã từng muốn dát bạc lên vách tường nhưng cuối cùng không thực hiện được. Hình dạng của ngôi chùa được giữ nguyên vẹn từ trước cho đến nay. Đến năm 1485, khi tướng quân Ashikaga Yoshimasa từ bỏ ngôi vị rồi đi tu và mất năm 1490, ngôi biệt thự được đổi làm chùa thờ Phật. Ngôi chùa này đã trải qua hàng trăm năm lịch sử nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc và bình dị.
Ngày nay, Chùa Bạc gồm có 1 Đình Bạc, 5 ngôi miếu nhỏ (được xây dựng xung quanh Đình Bạc), một vườn rêu tuyệt đẹp và một vườn cát khô rất độc đáo. Chắc hẳn du khách sẽ rất thích thú khi men theo con đường mòn để đi dạo ở khoảng sân khu vực đó, vì du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ quang cảnh của những khu vườn và những ngôi miếu.
Ngay khi bước chân vào sân chùa, du khách đã có thể chiêm ngưỡng Đình Bạc (Kannonden). Ngôi đình có 2 tầng được thiết kế theo 2 phong cách kiến trúc khác nhau và là nơi ngự của Kannon – vị nữ thần từ bi của Phật giáo. Tuy nhiên, nội thất của ngôi đình này không được mở của cho công chúng tham quan. Ngoài ra, tên của ngôi đình còn được tương truyền xuất phát từ sự phản chiếu của ánh trăng vào ban đêm khiến cho ngôi đình ánh lên như mạ bạc.
Ngôi đình này là một trong hai kiến trúc trên mảnh đất của Ginkaku-ji còn tồn tại dù trải qua nhiều trận biển lửa hay động dất ở trong quá khứ, dù cho Ginkaku-ji được tu bổ nhiều lần. Hầu hết những mái ngói của các công trình ở gần đây đều được tu bổ để có thể chống lại được các trận động đất. Những công trình này đều đã được hoàn thành vào mùa xuân năm 2010.
Dọc theo con đường mòn là vùng đất của vườn cát khô “Biển của bãi cát bạc” với một chiếc nón cát khổng lồ mang tên là “Đài ngắm mặt trăng”. Ngoài ra, nơi đây còn có Hondo (sảnh chính) là nơi trưng bày những tác phẩm hội họa trên những tấm cửa kéo (Fusuma).
Bên cạnh Hondo là Togudo – ngôi đền còn sót lại của Ginkaku-ji tồn tại từ khi ngôi chùa này được xây dựng đến nay. Kiến trúc của Togudo gồm có một thư phòng rộng bằng chiều dài của 4,5 tấm chiếu Tatami. Nó được xem là kiến trúc cổ nhất hiện có theo phong cách Shoin – một phong cách mà hầu hết những căn phòng Tatami của ngày nay được thiết kế.
Tiếp theo sau Togudo là một con đường mòn tiếp tục đưa du khách đến với vườn rêu, với quang cảnh là ao hồ, cầu, những dòng suối nhỏ và thảm thực vật tươi xanh. Con đường này kéo dài lên một ngọn đồi nhỏ nằm sau những ngôi đền – nơi mà du khách có thể có được tầm nhìn đẹp mắt của toàn bộ khoảng sân chùa và thành phố từ xa. Cuối cùng, du khách có thể tận hưởng ở đây một lần nữa những quang cảnh của Ginkaku-ji với cự ly gần trước khi ra về.
Du khách còn chần chừ gì nữa mà không một lần ghé thăm Ginkaku-ji để tự mình khám phá một điểm đến xinh đẹp, độc đáo? Hãy tham gia các hành trình du lịch Nhật Bản của chúng tôi và cảm nhận nhé!