Hạc giấy Senbazuru – biểu tượng của sự khát khao hòa bình, êm ấm ở Nhật Bản
Hình ảnh những chú hạc giấy ắt hẳn không còn xa lạ với phần lớn chúng ta. Hạc giấy tuy nhỏ bé nhưng là biểu tượng của sự khát khao hòa bình, êm ấm đối với người dân Nhật Bản.
Senbazuru là hạc giấy được gấp theo Origami, được biết đến như một trong những món quà ở Nhật Bản gửi gắm mong ước bình an, chiến thắng… Bên cạnh đó, nhắc đến hạc giấy mọi người thường nghĩ đến Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, nơi có quan hệ mật thiết với Senbazuru với mong ước về hòa bình.
Nguồn gốc của Senbazuru
Nguồn gốc chính xác của Senbazuru vẫn chưa được biết nhưng được cho là có từ thời Edo. Vào thời kỳ này, Origami – nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản trở nên phổ biến trong dân chúng.
Hạc được coi là biểu tượng của sự trường thọ. Loại hạc được nói ở đây chính là loại Tanchozuru với một vùng lông đỏ ở trên đỉnh đầu. Tanchozuru tự nhiên có tuổi thọ khoảng từ 20 đến 30 năm và có thể lên đến 50 năm nếu được nuôi.
Từ xa xưa ở Nhật Bản, Hạc đã là “loài chim hỷ” vì thế mà người ta mới bắt đầu gấp những con hạc giấy như vậy. Một nghìn con hạc giấy với một nghìn lời chúc mừng cũng được cho là khởi đầu của những điều tốt đẹp. Rồi cũng từ đó mà người Nhật xưa nghĩ rằng nếu gấp hạc giấy thì có thể kéo dài tuổi thọ.
Senbazuru – biểu tượng của hòa bình
Chắc ai cũng đã từng đọc về một câu chuyện về cô bé 12 tuổi bị nhiễm bức phóng xạ từ bom nguyên tử hạt nhân ở Hiroshima là Sadako Sasaki. Mang trong mình căn bệnh ung thư máu trắng mà còn phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng với nghị lực phi thường của mình cô bé vẫn ung dung ngồi gấp những con hạc giấy nhỏ bé với điều ước thế giới hãy hòa bình.
Hình ảnh cô gái nhỏ bé ngồi cạnh khung cửa sổ và không ngừng gấp hạc đã làm rung động bao nhiêu trái tim của con người. 644 là con số cuối cùng mà Sadako Sasaki để lại vì cô quá yếu và không thể gấp được nữa đó cũng là ngày cô rời khỏi thế giới.
Câu chuyện của Sadako Sasaki đã được người dân Hiroshima biết đến rộng rãi và dần dần được lan truyền trên toàn thế giới. Để tưởng nhớ hành động của cô bé, mọi người đã chung tay hoàn thành ước nguyện gấp 1.000 con hạc cho cô bé và điều bất ngờ cũng xảy đến thế giới cũng đã yên bình.
Và cũng sau đó, Tượng đài nạn nhân trẻ em trong vụ nổ bom nguyên tử được xây dựng. Sadako Sasaki và hạc giấy mà cô bé gấp được coi là “biểu tượng của phi hạt nhân” và “biểu tượng của hòa bình”.
Kể từ ấy người ta tương truyền rằng khi một ai đó gấp được 1.000 con hạc giấy thì điều ước sẽ thành hiện thực. Câu chuyện này cũng là nguồn cảm hứng to lớn của những nhà thơ nhà văn sau này.
Ngày nay, những chú hạc giấy còn được dùng làm vật trong nhà, treo trên cửa càng góp phần thêm lung cho những điều ước ngây ngô của trẻ thơ, người ta còn dựng lại một chiếc cần cẩu được phủ đầy bằng những xâu chuỗi hạc đầy màu sắc.
Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản, du khách hãy tìm mua Senbazuru để làm món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân và bạn bè của mình nhé!