Từ yếu tố truyền thống được xây dựng một cách khoa học, Jangseung (cột gỗ cao được vẽ hoặc khắc lên đó biểu tượng của vật tổ) nay trở thành hình ảnh giá trị cho du lịch Hàn Quốc.

Tại các ngôi làng truyền thống của Hàn Quốc, Jangseung thường được dựng ở cổng làng, được xem là những vị thần bảo hộ cho cộng đồng dân cư của cả làng. Hiện nay, dân tộc Hàn đã bước vào xã hội công nghiệp với tốc độ phát triển vô cùng mạnh mẽ của kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều yếu tố văn hóa dân gian đã và đang mất dần đi sức lan tỏa vốn có, song Jangseung vẫn giữ được hơi thở của mình. Bởi, ngoài vai trò là một loại hình tín ngưỡng bản địa tiêu biểu, Jangseung còn được coi là một tác phẩm nghệ thuật.

Lịch sử thờ tự và tên gọi của Jangseung qua các thời kỳ

Ngay từ thời Tam Hàn, việc thờ Jangseung đã xuất hiện. Tại các nước này, pháp sư được giao nhiệm vụ chăm lo về nghi lễ, gọi là “Cheongun” (thiên quân). Tương truyền, họ có quyền hành với những cơ sở biệt lập gọi là “Sodo” (tô đồ), nơi đó dựng một cái trụ cao, trên treo một cái trống và một cái chuông để phục vụ cho lễ nghi tôn giáo.

Trong Phong tục Hàn Quốc – tín ngưỡng dân gian, Sodo chính là thánh địa tôn giáo, nơi mà Vu giáo sinh sống và cử hành những nghi lễ thiêng liêng. Nếu đem so sánh với những Jangseung nguyên thủy ở Hàn tộc (vốn chỉ là những cột gỗ hoặc phiến đá) thì cái cây được dựng trong Sodo mang màu sắc tôn giáo ấy, chính là dạng thức ban đầu của cái được gọi là “Jangseung” sau này ở đất nước Hàn Quốc.

Theo từng giai đoạn khác nhau, Jangseung cũng mang những tên gọi khác nhau: thời Silla và Koryo gọi là “Jangseung” (trường sinh), “Jangseung Pyoju” (tiêu chủ trường sinh), “Mokpang Jangseng Pyo” (mộc bản trường sinh tiêu), “Sokjok Jangseng Pyo” (thạch tích trường sinh tiêu), “Hwang Jangseng” (hoàng trường sinh), “Jongsong” (trường thành), “Jongson” (trường thiên). Đến thời Choseon, người Hàn lại gọi Jangseung bằng nhiều cái tên như: “Sung”, “Tangsung”, “Jangsung”, “Jangson”, “Jangson Ju”,…

Chất liệu và hình dạng của Jangseung

Jangseung thường được làm bằng gỗ hoặc đá. Jangseung còn lại đến ngày nay chủ yếu là hình tượng nam và nữ với tên được viết trên cơ thể của họ. Chúng được thể hiện một cách tượng trưng như những vị thần hộ mệnh thông qua việc cố ý thay đổi các đặc điểm trên khuôn mặt của con người. Khuôn mặt được đặc trưng bởi đôi mắt lồi hình thô, mũi giống nắm tay, răng nanh và răng cửa nhô ra; hầu hết các bức tượng Jangseung đều có mũ của một người lính hoặc quan chức chính phủ trên đầu. Thông qua sự biến dạng và phóng đại như vậy, những người thợ thủ công tài ba của Jangseung đã khắc họa một hình ảnh thần hộ mệnh, gợi nhớ đến một con quái vật hoặc vị thần từ cõi âm, đồng thời đưa ra một loại chân dung của người dân thường. Ấn tượng đầu tiên về Jangseung là nó vừa đáng sợ vừa hài hước, một sự phân đôi dường như phát triển từ nỗ lực của các nghệ sĩ trong việc khắc họa các vị thần dân gian theo cách gần gũi và dễ tiếp cận hơn trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Khuôn mặt chảy xệ và nhân từ của ông và bà Jangseung ở Dangsan, Buan, nụ cười không có răng, không có nếp nhăn của bà Jangseung và bộ râu dài bện của ông nội Jangseung ở chùa Bulhoesa ở Naju là sự phản ánh tính cách thân thiện nhưng châm biếm của những người bình thường lúc bấy giờ.

Hầu hết các Jangseung bằng gỗ đã mục nát theo năm tháng, nhưng nhiều Jangseung bằng đá đã được bảo tồn gần như hoàn hảo ở dạng ban đầu. Những viên đá Jangseung nổi bật này thể hiện chính xác các giá trị thẩm mỹ trong thời đại của chúng. Dù có nụ cười nghiêm nghị, nhưng vẫn xinh đẹp, họ dường như thể hiện sự tự tin của những người bình thường. Về bản chất, các khuôn mặt được tạo hình tự do của Jangseung phản ánh nhiều khuôn mặt của người Hàn Quốc ngày nay. Trang phục của họ mô tả chính xác tầng lớp thường dân Triều Tiên. Jangseung luôn kiêu hãnh và vững chãi trước lối vào của các ngôi làng mặc dù họ dễ bị tổn thương bởi các yếu tố, không chỉ làm giảm bớt nỗi cô đơn của những du khách đi qua và bảo vệ ngôi làng khỏi bệnh tật và thảm họa, mà còn như lời nhắc nhở về sự ấm áp của người dân Hàn Quốc, những người vẫn lạc quan ngay cả khi đối mặt với những điều kiện rất khó khăn. Song of Byeongangsoe kể về câu chuyện của một người đàn ông sử dụng Jangseung để làm gỗ tử đàn và bị các vị thần giết chết để chịu quả báo – thể hiện niềm tin lâu dài vào sức mạnh và sức sống của Jangseung, và của chính người dân Hàn Quốc.

Vai trò của Jangseung trong đời sống người Hàn

Trong tâm thức người Hàn, sự hiện diện của Jangseung tại các ngôi làng đã trở nên quen thuộc. Nó là nhân tố quan trọng, là linh hồn của các Jangseung tế. Trong tập 2 cuốn Văn hóa Hàn Quốc, những điều bí ẩn, Joo Kang Huyn đã miêu tả về lễ tế thành hoàng của làng Sorasil ở Tan Cheon thuộc tỉnh Kongju như sau:

“Ngôi làng được chia thành hai phần phía đông và phía tây. Jangseung tế của làng sẽ được thực hiện với trọng tâm của đám cưới của chú rể Jangseung và cô dâu Jangseung. Chú rể ở làng phía đông còn cô dâu ở làng phía tây. Trước khi cử hành Jangseung tế vài ngày, dân làng sẽ chơi nông nhạc, đồng thời đi đến trước từng nhà để thu tiền chi phí cho Maul goot. Có người nộp tiền thay vì gạo, số gạo đó dùng để nấu rượu.

Jangseung tế của ngôi làng này được diễn ra vào đúng ngày rằm. Khi mặt trời lặn, dân làng sẽ làm đám cưới thật cho jangseung. Tiếp theo là nghi lễ động phòng, họ buộc hai jangseung với nhau rồi thả xuống để biểu thị họ đã động phòng. Sau khi nghi lễ động phòng kết thúc, người của hai làng sẽ trở về làng của mình, dựng Jangseung lên và tổ chức lễ cúng tế để cầu xin sự an lành cho làng trong suốt cả năm”.

Qua miêu tả, có thể thấy Jangseung chính là vị thần bảo hộ và mang lại cuộc sống ấm no cho dân làng. Đây là chức năng cơ bản nhất của các Jangseung đồng thời là điều mong muốn nhất của mỗi người dân khi tham gia các Jangseung tế.

Trong những năm trôi qua, Jangseung được coi là vật thể của tôn giáo dân gian mà dân làng cầu nguyện cho sức khỏe của gia đình họ, cho một đứa trẻ, hoặc cho một người chồng tuyệt vời hoặc một cô dâu tốt bụng. Vì vậy, Jangseung kiên cường đã bảo vệ ngôi làng khỏi bị tổn hại và cũng đóng vai trò như một vị thần bảo vệ, luôn mở rộng đôi tai để lắng nghe những mong muốn và hi vọng của dân làng. Hàng năm, dân làng sẽ tiến hành lễ tế Jangseung, đặt lễ vật gồm bánh gạo và trái cây dưới chân người giám hộ danh dự của họ.

Với niềm tin rằng Jangseung là vị thần bảo hộ cho các ngôi làng nên những người rời làng ra đi đều phải khai báo với vị thần này và người Hàn cũng tự giác làm điều này để cầu mong sự an toàn cho suốt chuyến đi. Thậm chí, người Hàn còn tin rằng Jangseung có chức năng ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào làng và giúp mùa màng bội thu. 

Jangseung với vai trò là cột mốc xác định lãnh địa của làng. Thông thường, nếu người ta dựng Jangseung ở cổng làng thì tự nhiên chỗ đó trở thành ranh giới. Sự xuất hiện cây Jangseung ở đó cũng có ý nghĩa báo hiện nơi đó có làng xóm. Ở những làng mà ba bề là núi thì người ta dựng Jangseung ở mặt còn lại. những làng vắng vẻ thì dựng Jangseung ở bốn phía.

Jangseung còn được xem như vị thần bảo vệ các thành phố, chùa chiền. Nhiều chùa dựng Jangseung như một dạng hộ pháp để bảo vệ Phật pháp. Nhiều chính quyền trước đây đã cho dựng Jangseung trước cổng thành để bảo vệ thành. Thậm chí nhiều ngôi chùa cũng dựng Jangseung như một vị hộ pháp để bảo vệ Phật pháp. Chính vì vậy, hình dáng của các Jangseung trong những ngôi chùa thường thường giống với các vị Phật. 

Jangseung tượng trưng cho sinh thực khí nam hoặc cả sinh thực khí nam và nữ, có thể mong ước sinh sôi, duy trì nòi giống. Đây là một dạng tín ngưỡng thờ thần làng được hợp nhất với tín ngưỡng phồn thực. Bất cứ ai đến đảo Jeju hiện nay cũng có thể nhận thấy sự hiện diện của Harubang (vị thần bảo hộ dân làng) dưới dạng tượng đá tạc hình ông già đội mũ. Thực tế, Harubang là biến thể của sinh thực khí nam, dấu vết còn lại là chiếc mũ (vật bất ly thân trên đầu của ông già). Không chỉ ở đảo Jeju mà Jangseung trong các ngôi chùa ở Hàn Quốc hiện nay cũng có dạng dương vật hóa Di Lặc. Hiện tượng này là sự biến thể liên tục của Jangseung nguyên thủy: lần biến đổi đầu tiên là từ Jangseung với khuôn mặt thô kệch, khi được đặt tại chùa, do hưởng của môi trường Phật pháp nên dần dần các Jangseung được biến đổi hình dạng cho gần giống với Phật; lần biến đổi thứ hai xuất phát từ nhu cầu duy trì nói giống của con người, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ từ thời Choson (để sinh được con trai, rất nhiều phụ nữ đã đi chùa để cầu Phật Di Lặc phù hộ, dần dần, để linh nghiệm hơn, tượng Di Lặc đã được người ta tạc càng ngày càng giống với của quý của đàn ông).

Jangseung trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Trong âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc có xuất hiện hình ảnh tượng thần hộ vệ làng Jangseung chịu khổ nạn oan uổng. Ví dụ như trích đoạn mô tả cảnh quân Tào Tháo kéo tới tấn công nước Ngô nhưng bị phục đánh hỏa trận. Trong khi bỏ chạy, Tào Tháo đã bắt gặp tượng gỗ Jangseung ở lối vào một ngôi làng và đã trút giận vào bức tượng để hả hận vì bị bại trận. Trong khúc ca mà chúng ta vừa nghe, tượng gỗ Jangseung than thân trách phận rằng, có cây thì được làm nhạc khí rồi tấu lên những khúc nhạc phong lưu Pungryu, có cây thì được vinh hiển vì tỏa bóng che mưa cho quân vương, cớ sao cái thân phận mình lại bị đem ra làm tượng gỗ Jangseung để phải cam chịu đau khổ nhục nhã thế này.

Lời bài ca có đoạn:

“Mặt thì chẳng giống mặt ma,

Mũi bằng nắm đấm, mắt trố lồi lại còn bị bôi đất đỏ toàn thân

Tay thì không có, mình lại vuông chằn chặn,

Dựng ở ven đường với dòng chữ khắc trên bảng gỗ

Có miệng để nói, có tay để van xin

Có chân để chạy hay có mắt để nhìn đây?”

Lời ca thể hiện tâm trạng bức bối của tượng gỗ Jangseung đứng bên lề đường. Thế mới biết người Hàn xưa kia có cái nhìn tinh tế và sâu sắc đến nhường nào. Jangseung vừa là vị thần bảo vệ sự bình an cho làng mạc vừa là cột hướng dẫn chỉ đường. Cảnh khổ nạn của Jangseung còn được diễn tả trong ca khúc “Byeongangsoe Taryeong”. Lời bài ca kể về anh chàng lười có một không hai trên thế gian tên là Byeongangsoe. Một hôm, nhà hết củi đun, anh ta lười biếng không muốn lên núi đốn củi, bèn nghĩ đến ngay việc nhổ tượng gỗ Jangseung về làm củi đốt. Tượng gỗ Jangseung ấm ức than vãn về thân phận hẩm hiu của mình.

Không biết từ bao giờ và vì lý do gì người Hàn Quốc khắc tượng gỗ Jangseung và dựng bên lề đường dẫn vào các làng mạc. Nhưng có thể coi tượng gỗ hộ vệ làng Jangseung là một trong những tín ngưỡng dân gian cổ xưa của Hàn Quốc như tư tưởng thờ cúng dương vật, dựng mộ đá hay cọc tre có tượng chim khắc gỗ Sotdae.

Một số mặt nạ truyền thống hay mặt nạ yêu tinh Dokkaebi của Hàn Quốc cũng mô phỏng gương mặt nực cười của tượng thần hộ vệ Jangseung. Vật liệu dùng để làm Jangseung khác nhau tùy theo từng vùng. Ví dụ như ở các vùng phía Nam bán đảo Hàn Quốc như các tỉnh Bắc Jeolla, Nam Jeolla, Bắc Gyeongsang và Nam Gyeongsang, người ta dùng đá để khắc tượng Jangseung, còn ở các vùng miền Trung bán đảo Hàn Quốc như các tỉnh Gyeonggi, Bắc Chungcheong và Nam Chungcheong thì người ta dùng gỗ để khắc loại tượng này. Tượng đá Jangseung có khuôn mặt to tròn giống như đặc trưng của người phương Nam, còn tượng gỗ Jangseung thì lại có gương mặt gầy dài ngoẵng, đôi mắt xếch ngược và cái mũi dài giống như ngoại hình của người phương Bắc. Hình dáng khuôn mặt của tượng thần hộ vệ Jangseung vô cùng đa dạng. Điều này chứng tỏ rằng người Hàn là một dân tộc phát triển từ nhiều loại gen di truyền.

Văn hóa “xứ sở Kim Chi” có rất nhiều nét đặc sắc và thú vị đang chờ đón du khách đến khám phá. Vậy còn chần chờ gì nữa mà du khách không liên hệ ngay với chúng tôi và Book Tour Hàn Quốc?