Nhận thức về ý nghĩa màu sắc là một phần quan trọng trong văn hóa, phản ánh lịch sử và tín ngưỡng của cả một quốc gia. Điều này hoàn toàn đúng với Nhật Bản. Không chỉ sử dụng màu sắc để phân chia cấp bậc, màu sắc trong văn hoá Nhật Bản còn gắn liền với phẩm chất tôn giáo với những ý nghĩa đặc biệt.
Theo những tài liệu cổ ghi lại, từ xa xưa trong xã hội Nhật Bản đã có 4 màu xuất hiện sớm nhất, đó là: đỏ (赤 – Aka), đen (黒 – Kuro), trắng – (白 – Shiro) và xanh lam (青 – Ao). Dần dần, những màu sắc khác cũng có các tên gọi riêng, số lượng màu truyền thống của Nhật Bản đã lên đến hàng trăm màu. Đến thời Asuka (538-710), Hoàng tử Shotoku đã công bố Hệ thống 12 cấp bậc và thứ hạng, đề cập đến những màu được dùng cho các cấp bậc, thứ bậc trong xã hội.
Bảng hệ thống này đã phân rõ ra 2 loại màu và buộc các cấp bậc phải sử dụng đúng quy định, gồm Kinjiki – màu cấm và Yurushiiro – màu được cho phép. Trong đó, giới quan chức sẽ sử dụng những chiếc lông vũ có những màu thể hiện được thứ bậc để đính kèm trên nón, dựa theo 6 phẩm chất trong Nho giáo:
- Đức hạnh – toku: Màu tím
- Từ bi – jin: Màu xanh da trời
- Phép tắc – rei: Màu da cam
- Chân thành – shin: Màu vàng
- Công lý – gi: Màu trắng
- Hiểu biết – chi: Màu đen
Màu chàm (藍 – Ai)
Màu chàm được xem là màu sắc được sáng tạo bởi người Nhật nên còn được biết đến với tên gọi “Japan Blue”. Trong thời kỳ Meiji, nhiều người nước ngoài đã rất ngạc nhiên khi thấy màu chàm xuất hiện ở khắp mọi con phố. Từ áo Kimono tới khăn tay hay cả những tấm màn noren. Đặc biệt, màu chàm là một trong những màu sắc được tạo ra bằng nguyên liệu từ thiên nhiên, đó là từ lá chàm. Việc màu chàm xuất hiện ở mọi nẻo đường không phải chỉ vì thời trang, mà quần áo nhuộm chàm còn có ba lợi ích: chất xơ trở nên mạnh hơn sau khi nhuộm chàm, có tác dụng đuổi côn trùng và chống tia cực tím. Đây quả thật là sức mạnh của thiên nhiên.
Màu tím từng dành riêng cho giai cấp thống trị
Màu tím (Murasaki) trong xã hội Nhật Bản xưa là một màu cao quý nhất, thuộc nhóm màu cấm và chỉ được dùng cho giới quan chức cấp cao và Hoàng gia, trong Phật giáo thì những nhà sư có phẩm hạnh cao cấp được phép mặc y phục màu tím, còn lại những người dân bình thường bị cấm hoàn toàn. Lý do là vì màu nhuộm tím chỉ có thể tìm thấy ở cây tía tím Shigusa, loài cây rất khó phát triển và hiếm, nên giá thành của nó rất đắt. Đến thời Edo (thế kỷ 17-19), trang phục màu tím trở nên phổ biến, khi loài cây Murasaki-sou được trồng rộng rãi và màu tím của nó gọi là Edo-murasaki, kể từ đó, cái tên “Murasaki” chính thức được dùng để chỉ màu tím.
Màu đỏ tượng trưng cho sự bảo vệ và quyền lực
Lịch sử của màu đỏ ở Nhật Bản có từ thời cổ đại. Màu đỏ phổ biến nhất ở Nhật Bản là màu cổng đền Thần đạo. Tông màu đỏ đặc biệt này được gọi là “akani”. Mỗi ngôi đền sử dụng một màu đỏ hơi khác nhau, ngoài tác dụng trang trí, akani còn giúp cánh cổng không bị gỉ sét vì chứa một lượng thủy ngân cinnabar. Cũng vì thế, màu đỏ tượng trưng cho năng lực bảo vệ trước cái ác và thảm họa. Màu đỏ cũng được cho là có thể làm tăng sức mạnh của các vị thần.
Trong cuộc nội chiến Nhật Bản (1467-1568), màu đỏ được các Samurai yêu thích và coi như biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Màu đỏ cũng được sử dụng làm đồ trang điểm ở Nhật Bản từ rất lâu trước khi son môi trở nên phổ biến. Nó được cho là có tác dụng bảo vệ vẻ đẹp của phụ nữ Nhật Bản.
Màu trắng ban đầu là màu tang tóc
Từ xa xưa, cũng như trong nhiều nền văn hóa, màu trắng là biểu tượng của sự thuần khiết. Nó gắn liền với thế giới tâm linh. Đến tận ngày nay, các thần chủ Thần đạo và các vu nữ Miko hầu như đều mặc trang phục màu trắng. Và trang phục cô dâu truyền thống của Nhật Bản cũng là một bộ Kimono trắng (gọi là: Shiromuku) kèm mũ choàng màu trắng. Người Nhật xưa quan niệm rằng, phụ nữ sau khi lấy chồng sẽ phải toàn tâm toàn ý sống vì gia đình bên chồng, do đó khi gả đứa con gái đi đồng nghĩa với việc sẽ mất luôn người con này.
Tuy nhiên, màu trắng từng là màu mặc trong tang lễ và rất ít khi được dùng vào những dịp khác. Chỉ sau khi Nhật Bản mở cửa vào thời Minh Trị, dưới ảnh hưởng của phương Tây, người Nhật mới bắt đầu mặc màu trắng trong cuộc sống thường ngày và màu dùng trong tang lễ chuyển thành màu đen.
Màu đen (Kuro)
Màu đen thể hiện sự chán nản, buồn bã, u ám nên thường xuất hiện nhiều trong các lễ tang tại Nhật Bản. Nếu như phần quà trong lễ cưới sử dụng màu đỏ và trắng thể hiện sự vui tươi thì ngược lại, trong lễ tang thường có phần quà chia buồn – Koden, sử dụng dây Mizuhiki đen và trắng để gói quà.
Tuy nhiên, màu đen cũng thể hiện sự nghiêm túc, chỉn chu nên đây là màu được đa số nhân viên công sở chọn mặc. Bộ vest đen kết hợp với sơ mi trắng là trang phục thường thấy ở các công ty Nhật Bản, nếu bạn phải sử dụng cà vạt đi kèm, hãy lưu ý tránh cà vạt màu đen vì đó là trang phục để dự lễ tang, thay vào đó hãy chọn các màu sáng và nền nã.
Cách sử dụng màu đen lâu đời nhất trong văn hóa Nhật Bản là hình xăm. Vào thời cổ đại, người Nhật xăm mình, đặc biệt là ngư dân, họ thường xăm hình con chim hoặc con cá lớn để bảo vệ mình khỏi ma quỷ. Màu đen được cho là sắc thái đối lập với màu tím: đến thời Asuka (538-710), Hoàng tử Shotoku đã dùng màu sắc tương ứng với hệ thống 12 cấp bậc và thứ hạng trong xã hội, và màu đen dành cho hai hạng cuối cùng.
Màu đen cũng là màu được dùng để trang điểm từ thời cổ đại. Nhưng ngoài việc vẽ lông mày như ở nhiều nước khác, người Nhật còn dùng màu này cho một phong tục khác thường gọi là o-haguro: nhuộm răng đen. Đến cuối thời Minh Trị, phụ nữ Nhật Bản nhuộm răng đen bằng mạt sắt hòa tan với giấm. Hỗn hợp này có một tác dụng rất thiết thực: đó là ngăn ngừa sâu răng.
Màu xanh lam – tượng trưng cho sự mát mẻ, thụ động cũng như sự chung thủy
Màu xanh lam (hay: xanh dương, xanh nước biển, xanh da trời) tượng trưng cho sự mát mẻ, thụ động cũng như sự chung thủy. Đó là một màu phổ biến trong quần áo Nhật Bản. Nhiều nhân viên văn phòng mặc các sắc thái khác nhau của màu xanh trong khi sinh viên Đại học mặc “bộ đồ tuyển dụng màu xanh lam” để phỏng vấn xin việc. Màu xanh cũng là một trong những màu may mắn quan trọng nhất ở Nhật Bản với các màu khác là vàng, trắng, tím, xanh lá cây và đỏ.
Màu xanh lục (Midori) – đại diện cho tuổi trẻ, sự vĩnh cửu, sức sống và năng lượng
“Midori” trong tiếng Nhật có nghĩa là “mảng xanh”, hay “màu xanh lá”. Đây là sắc màu của sự sống, sự phát triển và cũng là đại diện cho sự vĩnh cửu. Du khách có thể thấy người Nhật yêu màu xanh thiên nhiên đến mức dường như trong nhà của mỗi gia đình Nhật đều có những khu vườn nhỏ hoặc các loại cây xanh trong nhà.
Màu xanh lục còn rất phổ biến trong quần áo vì nó rất yên tĩnh và tươi mới. Trà, đặc biệt là Matcha và trà xanh đều có màu xanh sau khi pha và lá trà cũng có màu xanh. Trà rất quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Nhật Bản kỷ niệm ngày cây xanh vì họ yêu thích và tôn trọng thảm thực vật, tán lá và thiên nhiên. 29/4 là ngày sinh nhật của Hoàng đế Shoowa và kể từ khi ông yêu thương và tự nhiên và khoa học tự nhiên được tôn trọng, ngày này là dành riêng cho sự đánh giá của thiên nhiên.
Từ chỉ màu xanh lam và màu xanh lục từng là một
Trong một thời gian rất dài, từ “ao” (青) được sử dụng để mô tả cả màu xanh lam lẫn xanh lục, và không có sự khác biệt giữa chúng về mặt văn hóa. Sau đó, người Nhật dùng từ “midori” (緑) để chỉ màu xanh lá cây, nhưng việc sử dụng từ “ao” cho màu này vẫn để lại dấu tích trong từ vựng tiếng Nhật ngày nay, ví dụ như: “aoba” (lá xanh) hoặc “aoume” (mận xanh). Đây cũng là lý do tại sao trong tiếng Nhật, đèn giao thông màu xanh lá cây được gọi là “aoshingo”.
Giống như trong hầu hết các nền văn hóa, màu xanh lá cây thường gắn liền với thiên nhiên và cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Một trong những sắc xanh truyền thống trong văn hóa Nhật Bản là “matchairo”, nghĩa là màu xanh của trà Matcha.
Màu vàng – biểu thị ánh nắng mặt trời và thiên nhiên ở Nhật Bản
Màu vàng được sử dụng rộng rãi trong trang trí, đây cũng là màu sắc tượng trưng cho sự giàu có và uy tín. Những căn nhà lấy tông vàng làm chủ đạo thường mang đến cho gia chủ cảm giác ấm áp và sang trọng.
Ngoài ra, màu vàng là màu mà mắt thường có thể nhìn thấy từ khoảng cách xa nhất, do đó để tăng tính an toàn và dễ nhận diện. Các trẻ em Nhật Bản khi đi học thường mang nón có màu vàng, hay những chiếc xe đưa đón của trường học cũng được sơn màu vàng.
Ở Viễn Đông Nhật Bản, người ta coi màu vàng là màu thiêng liêng nhưng ở phương Tây, nó biểu thị sự phản bội. Thuật ngữ tiếng Nhật cho ai đó có “mỏ màu vàng” có nghĩa là người thiếu kinh nghiệm trong khi người có “giọng nói màu vàng” có nghĩa là giọng nói chói tai của phụ nữ và trẻ em.
Màu sắc mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong từng thời kỳ cũng như từng nền văn hóa. Tuy nhiên, màu sắc cũng giúp hình thành nên nền mỹ học và văn hóa Nhật Bản ngày nay. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách hãy dành thời gian khám phá nhiều hơn về những nét văn hóa “xứ Phù Tang” nhé!