5 đặc trưng trong thiết kế bao bì của người Nhật

Nền văn hóa Nhật Bản ít nhiều ảnh hưởng đến ngành thiết kế đồ họa, đặc biệt là thiết kế logo hay thiết kế bao bì sản phẩm. Với lối thiết kế đơn giản, chuộng hình học và vẫn giữ được bản sắc truyền thống, bao bì sản phẩm Nhật được ưa chuộng bởi số đông người tiêu dùng.

Ở “xứ Phù Tang”, bao bì đóng gói không chỉ đơn thuần là bảo vệ và cất giữ hàng hóa mà còn thể hiện sự chu đáo, tinh tế của người dân nước này. Không dừng ở việc quảng cáo hay tính thẩm mỹ, bao bì còn phản ánh chân thực chất lượng sản phẩm và mang tới sự tiện lợi khiến người ta phải bất ngờ. Dưới đây là những đặc trưng trong nghệ thuật thiết kế bao bì của người Nhật:

  • Thẩm mỹ Wabi Sabi

Wabi Sabi là tên gọi của thẩm mỹ đặc trưng Nhật Bản. Theo thước đo thẩm mỹ này, mọi thứ không hoàn hảo cũng có vẻ đẹp riêng. Người Nhật Bản chấp nhận những thứ không hoàn hảo. Đây cũng chính là phong cách thiết kế nổi trội ở Nhật Bản. Người ta không quá trau chuốt trong các nét minh họa. Bố cục cũng không nhất định phải cân đối hay nguyên tắc. Nhưng người xem vẫn có thể tìm thấy vẻ đẹp của thiết kế. Bởi thế giới quan về văn hóa của họ là “chấp nhận”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các thiết kế không được tính toán một cách thông minh.

  • Đa dạng, hiện đại hài hòa với tối giản, truyền thống

Người Nhật thể hiện phong cách sống, văn hóa và nghệ thuật qua những thiết kế bao bì thu hút và phù hợp với thị hiếu của từng nhóm người tiêu dùng trong xã hội.

Đối với các sản phẩm dành cho trẻ em, giới trẻ thì bao bì thường có thiết kế rực rỡ, nhiều màu sắc theo kiểu Kawaii (dễ thương, đáng yêu) hay in hình các nhân vật trong thế giới 2D như anime và manga.

Ngoài bao bì đầy màu sắc nổi bật, Nhật Bản còn có những xu hướng thiết kế khác nhau, tạo nên sự hài hoà giữa các loài vật và các họa tiết truyền thống. Các nhà thiết kế Nhật Bản phản chiếu phong cách và lối sống tối giản của họ trong việc giảm thiểu các họa tiết thừa, kết hợp với bảng màu cổ điển và văn hoá dân gian để mang đến những bao bì ấn tượng. Bằng cách sử dụng các mẫu Seigaiha, họa tiết cá Koi, hoa văn,… họ khôi phục lại khía cạnh văn hóa trong bao bì, tạo nên nét đặc trưng không thể trộn lẫn của thiết kế Nhật Bản.

Bao bì Nhật Bản thể hiện khía cạnh đa dạng của thiết kế về văn hóa, lịch sử, truyền thống và triết lý của quốc gia này. Đây là nguồn cảm hứng cho những người làm sáng tạo: đẹp không phải là tất cả, hãy tập trung vào chi tiết và giữ sự thích thú của khách hàng đến cùng!

  • Độc đáo, mới lạ và tiện lợi

Hàng hóa, sản phẩm của nước Nhật thoạt nhìn đôi khi có vẻ khó hiểu hoặc kỳ lạ vì có những thiết kế trông khá dư thừa. Tuy nhiên, khi ứng dụng trong thực tế, chúng lại mang đến sự tiện lợi đầy bất ngờ và không kém phần thú vị. Chẳng hạn như:

Phần đáy của mì ly luôn tặng kèm một miếng dán trong suốt hình chữ nhật. Miếng dán này giúp khách hàng cố định nắp hộp mì trong lúc ủ mì. Ngoài ra còn có những hộp mì xào tiện lợi có lỗ thoát nước ở góc cho phép khách dễ dàng đổ nước nóng ra ngoài khi mì chín, sau đó trộn các gói gia vị vào và thưởng thức.

Còn các gói sốt trong sản phẩm ăn liền luôn có thiết kế mở độc đáo với lằn ranh ở giữa, khi gập đôi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng. Các sản phẩm thường có gói đựng sốt 2 trong 1 để giúp người dùng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong việc chế biến sốt ăn kèm.

Một số món ăn liền còn thiết kế gói sốt ở ngay trên nắp. Người dùng chỉ cần nhấc nắp lên và bẻ đôi nắp là tương bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng.

Các lọ sốt kiểu Nhật thường có vòi rót rất nhỏ, giúp kiểm soát tốt lượng sốt khi đổ ra. Còn các gói sốt trong sản phẩm ăn liền luôn có thiết kế mở độc đáo với lằn ranh ở giữa, khi gập đôi lại là sốt bên trong sẽ tuôn ra dễ dàng. Các sản phẩm thường có gói đựng sốt 2 trong 1 để giúp người dùng tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong việc chế biến sốt ăn kèm.

Nước Nhật cũng nổi tiếng khi sở hữu những nắp hộp sữa chua chống dính, không bị trường hợp sữa chua dính trên nắp giấy bạc như chúng ta thường thấy. Công ty Meiji đã ứng dụng một công nghệ chống dính vào sản phẩm của họ, đó là phủ thêm một lớp mỏng sáp nano kị nước, hoạt động tương tự tính chất của lá sen, trên nắp vỏ hộp sữa chua.

Ở Nhật Bản, nhằm hỗ trợ người khiếm thị trong việc mua sữa, các nhà sản xuất đã thiết kế một góc lõm nhỏ ở viền trên cùng của nắp hộp sữa. Người khiếm thị chỉ cần sờ vào phần viền là có thể phân biệt sữa và các sản phẩm chung kiểu bao bì khác.

Khác với thiết kế vỉ trứng ở Việt Nam, phiên bản của Nhật Bản” có cách mở không thể dễ hơn là kéo nhẹ dải dây niêm phong quanh viền vỉ trứng sẽ mở được nắp hộp. Du khách có thể kéo toàn bộ dải niêm phong hoặc chỉ kéo một phần. Và sau khi lấy hết trứng ra khỏi hộp, phần nắp và đáy có thể xếp chồng lên nhau cho gọn, tiết kiệm diện tích đựng trong túi rác hoặc thùng rác.

  • Thân thiện với môi trường

Ngày nay, xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và người Nhật đã đưa bao bì “xanh” lên tầm cao mới khi sử dụng các loại giấy truyền thống như Washi cùng giấy Kraft để sáng tạo nên nhiều mẫu mã đẹp mắt.

Thực phẩm ăn liền như Onigiri (cơm nắm) cũng dùng giấy để gói tại các cửa hàng tiện lợi như 7-Eleven và FamilyMart. KitKat hay các sản phẩm bánh kẹo cũng thay bằng bao bì giấy, những bao bì này được nhiều người tận dụng để theo đuổi nghệ thuật gấp giấy Origami hay nghệ thuật cắt giấy Kirigami.

  • Đề cao tính chân thực

Người Nhật vốn nổi tiếng thế giới khi luôn có những quy tắc rõ ràng trong mọi lĩnh vực. Kể cả trong quảng cáo, họ cũng phải tôn trọng sự thật, trên hình ảnh minh họa như nào thì khi đến tay người tiêu dùng sẽ như vậy.

Nói về sự tinh tế, sáng tạo, hiện đại nhưng không quên đi nét văn hoá truyền thống chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Quả thật, “đất nước mặt trời mọc” luôn khiến chúng ta bất ngờ và đầy ngưỡng mộ. Hãy Book Tour Nhật Bản và cùng chúng tôi khám phá nhiều hơn về văn hóa và con người nơi đây nhé!