Văn hóa ẩm thực Nhật Bản không chỉ có các món ăn đầy tinh tế; mà ở đây còn có những loại đồ uống nổi tiếng trên toàn thế giới. Với những loại rượu tuy mộc mạc, đơn giản, nhưng lại khiến bao người say đắm bởi cái vị riêng của nó.

1. Rượu Sake Nihonshu

Sake Nihonshu là tên một loại rượu truyền thống của Nhật Bản. Với nguyên liệu chính là gạo, mạch nha và nước dưới sự tác động của một loại vi khuẩn gọi là Koji và men rượu Sake mang lại hương vị độc đáo cho loại rượu này. các dòng rượu Sake thường có nồng độ cồn nhẹ từ khoảng 14%-17%. Tuỳ vào trạng thái của rượu mà Sake Nhật Bản có những cái tên khác như: “Atsukan” là Sake nóng, trong khi ấm ấm thì là “Nurukan”, ở nhiệt độ phòng là “Hiya”, còn lạnh là “Reishu”.

Rượu Sake thường dễ uống, không gây nôn nao, khó chịu, ngoài ra tùy vào từng nhà sản xuất, công thức rượu khác nhau mà du khách  có thể thưởng thức theo nhiều cách, tùy theo sở thích. Rượu Sake có thể được uống ngay ở nhiệt độ phòng, uống nóng hay uống lạnh đều ngon. 

2. Rượu Nigorizake

Nigorizake cũng là một loại rượu Sake ngon và nổi tiếng; và nó cũng được làm từ từ gạo và mạch nha. Tuy nhiên, Nigorizake sẽ thực hiện thêm bước lọc qua vải (Nihonshu không có bước này).

Nigorzake còn được biết đến với tên gọi khác là Cloudy Sake, bởi đây là rượu Sake giữ nguyên bã gạo sau lên men. Và bã gạo đọng lại giống như kết tủa dưới đáy chai; khi được rót ra rượu sẽ có màu trắng đục nhìn giống như mây.

Rượu Nigorzake có nồng độ chỉ 14-17%, vị lại ngọt nên rất dễ uống. Và trước khi uống Nigorizake, du khách phải lắc đều để rượu và bã gạo quyện đều vào nhau.

3. Rượu Sake vảy vàng

Rượu Sake vẩy vàng là phiên bản cao cấp hơn về độ sang và sáng tạo. Bên cạnh chất rượu Sake thông thường, các nhà sản xuất cho thêm các vảy vàng 18K, 24K nguyên chất để tạo nên chất rượu lấp lánh, sang trọng.

Rượu Sake có vảy vàng bên cạnh công dụng tốt cho sức khỏe, còn mang ý nghĩa trường thọ, tài lộc. Chính vì vậy, dòng rượu này luôn là cái tên được người Nhật săn đón nhất nhì hiện nay mỗi dịp Tết.

4. Rượu Shochu

Shochu là một loại rượu mạnh truyền thống của Nhật Bản. Khác với rượu Sake, Shochu được chưng cất từ ngũ cốc và rau củ. Các thành phần cơ bản của rượu phổ biến nhất có khoai lang, lúa mạch, kiều mạch, gạo, đường mía.

Nếu Sake là rượu lên men tương tự như bia, thì Shochu là rượu chưng cất tương tự như các loại rượu mạnh, Vodka. Cũng vì vậy mà các dòng rượu Shochu có nồng độ cồn trung bình từ 25%-37% (cao hơn rượu Sake).  Tùy theo sở thích của mỗi người nên nồng độ cồn của mỗi loại sẽ khác nhau.

Ở Nhật Bản, rượu Sochu thường được dùng để pha Cocktail. Và cũng giống như Sake, tùy theo cách thưởng thức của mỗi người mà loại rượu này sẽ có tên gọi khác nhau. Ví dụ như: Roku là tên gọi khi cho thêm đá vào; và đây cũng là cách dùng phổ biến của rượu Sochu. Ngoài ra, thì Mizuwari sẽ là tên gọi khi cho thêm nước nóng; còn Chu-hai là pha chế với cocktail. Và du khách cũng có thể pha với Ô Lông hay Soda theo tỉ lệ 1:3.

5. Rượu Whisky Nhật

Bên cạnh hai dòng rượu quá nổi tiếng là Sake và Shochu, thì rượu Whisky Nhật là cái tên không thể bỏ qua với người yêu rượu Nhật. Ít ai biết, rượu Whisky Nhật có từ rất sớm vào khoảng những năm 1870 và nhận được hàng loạt các giải thưởng của giới yêu rượu.

Về danh tiếng trên toàn thế giới, Whisky Nhật Bản có thể cạnh tranh với Scotland, Ireland, Mỹ và những nước khác. Nhưng trong những năm gần đây, sự thay đổi bã rượu như Nhật Bản đã thành công trong việc tạo ra dòng Whisky lừng danh trên thế giới. Trong năm 2007, Suntory Hibiki đã được công nhận là whisky pha trộn tốt nhất thế giới. Một sản phẩm khác của hòn đảo phía bắc của Hokkaido là whisky của nhà máy chưng cất Yoichi. Năm 2001, Yoichi liên tiếp 10 năm giành chiến thắng giải thưởng từ tạp chí Whisky. Yoichi distilery được thành lập vào năm 1934 và là một trong hai nhà máy chưng cất rượu whisky mạch nha.

6. Rượu Umeshu

Nhắc đến các loại rượu của Nhật Bản, không thể bỏ qua Umeshu, hay còn gọi rượu mơ Nhật Bản. Rượu Umeshu được làm bằng cách ngâm Ume (quả mơ Nhật) vào bình chứa rượu Sake hay Shochu, đường, cùng một số nguyên liệu khác và ủ trong nhiệt độ phòng một thời gian. Sau đó, hương vị mơ hòa quyện vào rượu, tạo nên một hương vị chua ngọt tươi mới, thanh thoát, dễ uống. Với cách ủ rượu đơn giản như thế, rượu Umeshu còn có nhiều tên gọi khác như: Plum Sake, rượu hoa quả Nhật Bản.

Umeshu có vị khá giống với nước mơ thông thường chỉ khác ở chỗ có thêm tí cồn (nồng độ cồn nhẹ 13%-15%). Vì rượu khá dễ uống nên được phái nữ ưa chuộng. Với loại rượu này, du khách có thể uống đá, uống ấm hoặc mix với lá bạc hà cũng rất ngon.

Rượu Umeshu không gây mệt mỏi, nôn nao sau khi tỉnh dậy. Bên cạnh đó, một ly nhỏ rượu mơ mỗi ngày còn giúp hỗ trợ lưu thông máu, làm đẹp da, tăng đề kháng. 

7. Rượu gạo Amazake

Amazake là loại rượu gạo Nhật Bản nổi tiếng được lên men và có độ cồn cực kì thấp (thậm chí không có). Trong tiếng Nhật, “Ama” có nghĩa là “ngọt”, nên rượu Amazake hiển nhiên có vị rất ngọt; cộng với nồng độ cồn trong rượu cực thấp nên trẻ con vẫn có thể dùng được.

Rượu gạo Amazake được làm bằng cách lấy bã của Sake (sau khi lên men) trộn với nước và cơm. Sau đó, hỗn hợp này sẽ được ủ lên men thêm một lần nữa để tạo thành rượu Amazake.

Loại rượu gạo ngon và nổi tiếng này có màu trắng đục và thường được sử dụng khi còn nóng. Vì thế đây là loại rượu thích hợp dùng vào mùa đông; đặc biệt loại thức uống này sẽ không thể thiếu trong đêm giao thừa ở “xứ Phù Tang”.

8. Rượu Vang Hoa Anh Đào

Vùng Yamanashi tại Nhật Bản là thiên đường của nho với 95% nho được trồng tại đây. Chính giống nho Koshu lai này đã tạo nên những dòng rượu nho hảo hạng, đạt hàng loạt các giải thưởng quốc tế. Rượu Vang Koshu là hương vị tinh tế, hấp dẫn, không quá gắt và có nồng độ cồn ở khoảng 11%-12%. Rượu Vang Nhật thường kết hợp nhiều hương vị vào rượu như: cam quý (Yuzu Nhật), hay với chanh, đào tươi.

Cũng chính từ đó, dòng rượu Vang Hoa Anh Đào ra đời, với chiết xuất anh đào thơm ngọt. Độc đáo hơn cả, chai rượu Rượu Vang Hoa Anh Đào Shirayuri Winery còn có những đóa anh đào tươi bên trong, tạo cảm giác sang trọng, tinh tế không gì sánh bằng.

9. Rượu thảo dược

Nhật Bản là nơi tiếp thu văn hóa châu Á, lại được thiên nhiên phú cho thực vật phong phú, đất đai màu mỡ. Không khó hiểu, khi nơi đây có những dòng rượu thảo dược, bồi bổ sức khỏe được nhiều người ưa chuộng.

Các dòng rượu thảo dược thường có nồng độ cồn khá thấp, chủ yếu kết hợp các loại thảo dược quý mang công dụng tăng cường sức đề kháng, giảm bệnh vặt, mệt mỏi.

Quen thuộc và nổi tiếng tại Nhật Bản có dòng rượu thảo dược Yomeishu, kết hợp 14 loại thảo dược như ích mẫu, đỗ trọng, thục địa, quế nhục, dâm dương hoắc… Rượu Yomeishu được khuyên dùng đều đặn mỗi ngày, giúp tăng cường sinh lực, cải thiện đề kháng, phục hồi nhanh ở người bị bệnh, suy nhược…

Trên đây là Top 9 loại rượu nổi tiếng và ngon của Nhật Bản. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, hãy dùng thử một lần để cảm nhận sự tinh hoa mà không loại rượu nào có được.