Bảo tàng Changi, nơi minh chứng cho quá khứ đau thương của “Quốc đảo Sư Tử”

Singapore cũng là đất nước đau thương trong thế chiến thứ II mà minh chứng cho quá khứ ấy là Bảo tàng Changi. Thông qua hàng loạt các bức tranh, hiện vật, những bức thư của tù nhân và nhà nguyện, du khách hình dung rõ nét về một Singapore với những sự kiện, chiến tích mang tính giá trị lịch sử cao trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II cũng cuộc sống của các tù binh thời bấy giờ.

Bảo tàng Changi chính thức mở cửa đón khách tham quan vào ngày 15/2/2001 trùng với dịp kỷ niệm 59 năm Singapore rơi vào tay phát xít Nhật năm 1942. Trong thời kỳ này, các tù nhân chiến tranh của phe đồng minh đã xây dựng một Nhà Nguyện tại Nhà tù Changi đầy đau khổ. Năm 1988, Singapore xây dựng mô hình Nhà Nguyện bên cạnh Nhà tù và mở một Bảo tàng lưu giữ quá khứ đầy đau thương trong một phần lịch sử của đất nước Singapore.

Đến với Bảo tàng Changi, du khách như được hiểu hơn về thời kỳ chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ II của “đảo quốc Sư Tử” với những sự kiện, chiến tích đầy xúc động và mang tính giá trị lịch sử cao. Du khách đến Bảo tàng Changi có thể xem các tranh ảnh xúc động về Singapore khi bị chiếm đóng, các vật dụng cá nhân của tù nhân chiến tranh và mô hình toàn phần của Nhà Nguyện.

Bảo tàng Changi có kiến trúc khá đơn giản nhưng lại rất gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, cây cối tạo cảm giác thư thái cho khách tham quan.

Bên trong Bảo tàng là khu trưng bày hiện vật có cả những bức thư tay, hình vẽ, tranh ảnh của các tù binh bị giam giữ trong Nhà tù Changi hồi Chiến tranh thế giới thứ II. Các bức thư tay được gắn lên tường rất cẩn thận, với những dòng chữ nắn nót khiến không ít du khách bồi hồi. Qua tranh ảnh, du khách sẽ hiểu thêm phần nào về cuộc sống trong tù của các tù binh lúc bấy giờ.

Không chỉ vậy, Bảo tàng Changi còn thu thập gần 5.000 hồ sơ của những tù nhân thường dân bị giam giữ ở Singapore trong suốt giai đoạn quân Nhật chiếm đóng trong một kho dữ liệu trực tuyến để du khách có thể tìm kiếm thông tin về họ. Ngoài ra, Bảo tàng còn có bộ sưu tập sách về Nhà tù Changi tại cửa hàng trong khuôn viên Bảo tàng.

Đặc biệt hơn cả, trong quá trình tham quan Bảo tàng Changi, du khách còn được lắng nghe các cựu tù nhân chiến tranh kể lại những câu chuyện về sự tra tấn, giết chóc và chết đói trong nhà tù. Mặc dù có một số hình ảnh minh họa kèm theo phần trưng bày nhưng bạo lực không phải là chuyện vu vơ và các hình ảnh là cần thiết để mô tả hiện thực.

Du khách hãy xem bản đồ chi tiết mô tả sự đàn áp của các binh lính Nhật Bản! Các chiến trường được đánh dấu và mô tả trong những bức tranh khắp Bảo tàng. Ngắm những bức bích họa được vẽ bởi cựu tù nhân chiến tranh người Anh, Stanley Warren, trên các bức tường của Nhà Nguyện. Một bức bích họa khác được trưng bày gần lối vào và có tựa đề “Two Malarias with a Cholera”. Bức bích họa mô phỏng trải nghiệm của họa sĩ Ray Parkin trong thời gian làm việc ở tuyến đường sắt Death Railway (Đường sắt Tử thần).

Mặc dù Bảo tàng Changi sẽ đặc biệt gây hứng thú cho những người quan tâm đến lịch sử và các sự kiện Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng đây cũng là một trải nghiệm gây xúc động mạnh mẽ cho tất cả mọi người.

Một lần một tuần, Bảo tàng Changi sẽ tổ chức 2 chuyến tham quan mở rộng: Chuyến tham quan Chiến trường và Chiến tranh thế giới thứ II ở Changi và Chuyến tham quan Đường mòn Chiến tranh Bảo tàng Changi. Cả 2 chuyến tham quan đều bằng xe bus và đem đến sự hiểu biết chi tiết hơn về các sự kiện và các trận chiến ở Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ II.

Bảo tàng Changi là một lời nhắc nhở cũng như giáo dục cho thế hệ trẻ của Singapore hiểu được nỗi bi thương và sự hào hùng trong thời kỳ chiến tranh ở Singapore để nâng cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, giữ gin và bảo vệ tổ quốc.

Nếu du khách có hứng thú muốn một lần đặt chân đến tham quan Bảo tàng Changi, hãy đồng hành cùng chúng tôi trong Tour Singapore nhé! Chúc du khách có một chuyến đi với nhiều điều thú vị và ý nghĩa!