Hệ thống giáo dục của Singapore được đánh giá rất cao và tốt nhất thế giới

Singapore là một quốc gia nhỏ bé, xanh sạch đẹp, con người văn minh. Không những thế, “quốc đảo Sư Tử” còn biết đến với một nền giáo dục đẳng cấp thế giới, một hệ thống giáo dục tiên tiến, linh hoạt.

Trong những bản báo cáo thể hiện rằng học sinh ở Singapore cảm thấy rất vui vẻ trong học hành, thậm chí còn hơn cả Phần Lan – nơi đã được nghiên cứu là quốc gia dẫn đầu về việc giáo dục mềm mỏng mà vẫn đạt kết quả cao.

Vào năm 1965, Singapore giành được độc lập nhưng có rất ít bạn bè quốc tế và cả tài nguyên thiên nhiên gần như không có. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, “quốc đảo Sư Tử” vươn lên trở thành một trong những nơi sầm uất, nhộn nhịp nhất trên thế giới. Vậy lý do nằm ở đâu? Câu trả lời được thủ tướng đầu tiên Lý Quang Diệu giải thích nằm ở việc phát triển nguồn lực con người.

Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống giáo dục của Singapore được đánh giá rất cao và tốt nhất thế giới. Chìa khóa của sự thành công đó nằm những đặc điểm nổi bật sau đây:

  • Giáo dục luôn là ưu tiên trong phát triển kinh tế

Sau khi dành lại độc lập từ Anh, Singapore đã vượt qua một số quốc gia giàu có nhất ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về giáo dục. Điều này có thể thực hiện được vì nhà nước coi giáo dục như một hệ sinh thái. Có nghĩa là để hệ sinh thái phát triển mạnh, hệ thống trường học cần được đặt lên hàng đầu và ngược lại. Vì vậy, để một cuộc cải cách có hiệu quả, phải cải cách toàn bộ hệ thống từ trên xuống dưới, để mọi người cũng có thể thích nghi với những thay đổi đó.

Ngoài ra, các cải cách giáo dục như: “Thinking Schools, Learning Nation” (Đổi mới Tư học đường, Toàn dân học tập) khuyến khích sáng tạo, đổi mới và học tập suốt đời đã giúp hệ thống của Singapore trở thành một hệ thống dẫn đầu thế giới. Hơn nữa, hệ thống trường học liên tục được cải cách để đáp ứng cả tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Mục đích chính của những thay đổi này là định hình bối cảnh giáo dục để phù hợp với khả năng và sở thích của học sinh, do đó cung cấp cho các em sự linh hoạt và đa dạng.

  • Gia đình đồng sức với nhà trường trong việc khuyến khích con trẻ

Ở Singapore, cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái. Hơn nữa, tất cả trẻ em đều được coi là thông minh như nhau. Điều này có nghĩa là, đối với hầu hết các bậc cha mẹ Singapore, nỗ lực được khen ngợi nhiều hơn là “sự thông minh” được thừa hưởng.

Bộ Giáo dục luôn nhấn mạnh sự tham gia của phụ huynh để đảm bảo các giá trị được giảng dạy trong trường học được củng cố. Do đó, có hai nền tảng, Nhóm Hỗ trợ Phụ huynh (PSG) và các cuộc họp hàng năm ở mỗi trường, để khuyến khích sự tham gia của phụ huynh vào các hoạt động của trường.

  • Lối giáo dục truyền thống

Đi ngược lại với nhiều quốc gia khác trên thế giới theo đuổi cách dạy hiện đại: giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tìm tòi học hỏi. Còn ở Singapore, họ giáo dục theo cách truyền thống: giáo viên hướng dẫn trực tiếp. Nhiều người phê phán mô hình này tạo ra những học sinh có sự sáng tạo kém và rập khuôn rất máy móc. Nhưng điều đó không chỉ ra rằng học sinh Singapore bị yếu kém về những kỹ năng cá nhân. Vào năm 2015, bảng xếp hạng PISA có phần thi giải quyết vấn đề và học sinh của “Quốc đảo Sư Tử” thậm chí còn có điểm chung cuộc cao hơn phần khoa học và đọc hiểu.

  • Phương pháp giáo dục đặc biệt

Ở bậc học nào ở Singapore, học sinh sinh viên cũng đều được giảng dạy theo phương pháp khác biệt, chú trọng vào việc rèn luyện nhân cách, tư duy hơn là ép buộc học viên theo một khuôn mẫu nhất định. Ngoài ra, sự thấu hiểu của giáo viên cũng tác động đến tư tưởng của các bậc phụ huynh, giúp giảm áp lực cho học sinh từ bậc tiểu học, tạo điều kiện cho các em được phát triển một cách tự nhiên nhất.

  • Lộ trình học tập khác biệt

Hệ thống giáo dục của Singapore được thiết kế để cung cấp cho học sinh những quan điểm và sở thích học tập đa dạng bằng cách sử dụng các hồ sơ giảng dạy khác nhau. Trên thực tế, Bộ trưởng đương nhiệm của Singapore, Tharman Shanmugaratnam, trong một tuyên bố khẳng định rằng giáo dục nhằm “duy trì sự xuất sắc và khuyến khích tất cả những người trẻ tuổi tìm thấy đam mê của họ và vươn xa nhất có thể”.

Điều này thể hiện rõ nhất ở 02 bậc cao đẳng và đại học. Với những học sinh yêu thích thực hành nhiều hơn, muốn vào nghề nghiệp sớm hơn, có lực học khá giỏi sẽ dừng lại ở O level (tương đương hoàn thành cấp II) và học tiếp lên các trường cao đẳng công lập hoặc dự bị Đại học ở khối trường tư thục quốc tế. Còn với những em yêu thích nghiên cứu chuyên sâu sẽ học tiếp 02 năm cấp 3 (các chương trình như IB, A level) để thi vào khối Đại học công lập hoặc vào luôn năm I (Diploma) tại khối tư thục quốc tế. Việc phân luồng học sinh từ sớm như vậy giúp học sinh định hình được tương lai tốt hơn, vạch rõ được con đường sẽ đi sẽ giúp giảm tải áp lực lên cả học sinh lẫn gia đình các em. Mà hơn hết, lại đúng theo ý nguyện mà các em mong muốn.

  • Chương trình giảng dạy tập trung vào các môn học cụ thể và kỹ năng giải quyết vấn đề

Hệ thống trường học của Singapore khuyến khích làm việc theo dự án và tư duy sáng tạo. Do đó, các lớp học tập trung vào việc trang bị cho học sinh các kỹ năng và kiến ​​thức giải quyết vấn đề cụ thể trong từng môn học cụ thể. Mục tiêu của chương trình giảng dạy là cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức và kỹ năng thực tế sẽ giúp giải quyết các thách thức trong thực tế cuộc sống.

Hơn nữa, các cơ quan chức năng ở Singapore đã và đang luôn mạnh tay hơn và liên tục đánh giá lại và cải tiến hệ thống trường học để thúc đẩy thành tích học tập cũng như sức khỏe tâm – sinh lý của học sinh, sinh viên. Ví dụ, vào năm 2017, các sinh viên báo cáo mức độ căng thẳng và các vấn đề tâm lý ngày càng gia tăng do sự nghiêm khắc trong học tập. Đáp lại, các cơ quan quản lý giáo dục đã ngừng liệt kê những học sinh đạt điểm cao nhất trong các kỳ thi để giảm bớt áp lực cho học sinh, sinh viên.

  • Cải cách một loạt thúc đẩy sự sáng tạo

Hệ thống giáo dục Singapore đang triển khai một loạt cải cách để thúc đẩy sự sáng tạo và giảm bớt áp lực. Đó không phải là dấu hiệu thất bại, mà ngược lại là cách tiếp cận mới mẻ của Singapore đối với cải cách giáo dục – một trong 3 bài học mà thế giới có thể học được từ nền giáo dục Singapore.

Trong khi các nước khác thường cải cách từng phần riêng rẽ, Singapore cố gắng cải cách toàn bộ và có sự đồng nhất trong toàn bộ hệ thống. Quốc gia này đầu tư rất nhiều vào công tác nghiên cứu giáo dục.

Tất cả cải cách đều được thử nghiệm, kết quả được giám sát chặt chẽ trước khi triển khai, đặc biệt là tìm hiểu cách thức áp dụng các ý tưởng mới vào lớp học như thế nào. Những cuốn sách giáo khoa, giáo trình được biên soạn một cách cẩn thận.

  • Phát triển đội ngũ giáo viên

Muốn được giảng dạy tại Singapore, giáo viên hàng năm bắt buộc phải tham gia vào 100 giờ đào tạo để có thể cập nhật được kiến thức mới nhất. Một lớp học của Singapore có tới 36 học sinh trong khi những nước OECD chỉ có 24. Lý lẽ được đưa ra là dù lớp đông nhưng giáo viên tốt còn hơn là lớp ít mà chất lượng giảng dạy chỉ bình thường.

  • Ngành học đa đạng

Các trường cao đẳng, đại học tại Singapore giảng dạy tất cả ngành học từ kinh doanh – tài chính, du lịch khách sạn, thiết kế, truyền thông, công nghệ thông tin, y dược… đến những ngành ít phổ biến như: tâm lý học, logistics, quản lý… Mỗi trường đều có một thế mạnh đào tạo riêng biệt, giúp sinh viên dễ dàng lựa chọn hơn.

Một số trường nổi bật ở Singapore phải kể đến như: Đại học Quản lý Singapore (SMU), Đại học James Cook Singapore, Đại học Curtin Singapore, Học viện Quản lý Singapore (SIM), Học viện Kaplan, Học viện MDIS, Học viện SHATEC… hay Trường Quốc tế Canada (CIS), trường Trung học St.Francis Methodist (SFMS)… ở bậc trung học.

  • Học phí phù hợp

Học phí và sinh hoạt phí tại Singapore đều thấp hơn các cường quốc giáo dục khác trên thế giới. Mối quan hệ giữa các trường ngoài hệ thống công lập Singapore với nhiều đơn vị giáo dục danh tiếng tại Anh, Australia, Mỹ… giúp sinh viên được đào tạo và cấp bằng chất lượng với mức chi phí tiết kiệm đến 50%. Ngoài ra, nhiều suất học bổng 70-100% cũng là cơ hội để các bạn học sinh giỏi tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ.

  • Cơ hội thực tập và việc làm hấp dẫn

Sinh viên tại Singapore có thể học tập tại nhiều quốc gia khác trên thế giới khi tham gia chương trình chuyển tiếp, hoặc các kỳ trao đổi sinh viên, thực tập… Bên cạnh kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm và kỹ năng học tập được qua việc trải nghiệm là yếu tố quan trọng mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

Nhờ sự phát triển ngày càng mạnh mẽ, Singapore đang trở thành nơi thu hút sự đầu tư của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn như: Google, Facebook, ANZ, Dell, Samsung, Louis Vuitton…

Những ngày hội việc làm được tổ chức thường xuyên ở các trường, hay các kỳ thực tập bắt buộc chính là cơ hội “vàng” để sinh viên tiếp xúc với nhà tuyển dụng, hiểu thêm về môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để tự tin khi ứng tuyển.

Văn hóa, con người và đất nước Singapore quả thật có nhiều điều thú vị và những bài học quý giá khiến cho người ta phải thán phục và học hỏi. Du khách hãy Book Tour Singapore của chúng tôi để có cơ hội khám phá nhiều hơn về quốc gia xinh đẹp này nhé!