Nói đến nghệ thuật thưởng thức trà đạo là chúng ta nghĩ ngay đến Nhật Bản. Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, du khách đừng quên dành thời gian tham dự một buổi trà đạo để tìm hiểu thêm về nghi thức bí ẩn mà thanh lịch này.
Việc tham gia một buổi trà đạo đem đến cho du khách sự yên tĩnh, thư thái và bình yên. Du khách có thể đạt được điều này thông qua việc thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những nỗ lực của chủ nhà, sự hiện diện của những người khác và đối với sự kiện nói chung. Nhưng du khách phải thể hiện sự tôn trọng và biết ơn như thế nào? Những lời khuyên sau đây sẽ cung cấp cho du khách những hiểu biết cơ bản về trà đạo của Nhật Bản để giúp du khách áp dụng tốt trong mọi tình huống:
Quy tắc ăn mặc
Du khách nên tránh mặc trang phục lòe loẹt, tránh sử dụng nước hoa có mùi thơm mạnh và hạn chế đồ trang sức để không bị phân tâm trong khi trải nghiệm trà.
Mang theo tất trắng
Việc mang theo một đôi tất trắng sạch để thay là dấu hiệu của sự tôn trọng và chu đáo đối với chủ nhà. Trong quá khứ, mọi người sử dụng dép xăng đan để di chuyển bên ngoài và điều này sẽ khiến cho bụi bẩn dễ dàng bám vào những đôi tất tabi. Vì vậy, du khách nên mang theo một đôi tất sạch để thay trước khi đến thăm nhà ai đó theo phong tục.
Ngày nay, mặc dù những đôi tất được bảo vệ bởi giày và không dễ bị bụi bẩn vào nhưng các nghi thức vẫn được thực hiện như trước phần nhiều là để thể hiện sự tôn trọng. Màu trắng là màu thuần khiết nhất, và nó sẽ đổi màu ngay lập tức khi bị bám màu. Bằng cách thay tất trắng, du khách đã gián tiếp thể hiện sự cảm kích của mình đối với sự quan tâm của chủ nhà về họ đã dọn dẹp và thu dọn ngôi nhà của mình để đón chào du khách.
Mang theo một chiếc quạt
Một vật dụng mà người sành trà không thể thiếu khi tham gia một buổi trà đạo, đó chính là chiếc quạt. Khác với chiếc quạt dùng để làm mát vào mùa hè, quạt dùng trong những buổi thưởng trà nhỏ hơn, được mang theo như một nghi thức và du khách sẽ không bao giờ mở chúng (ngoại trừ một nghi lễ ngoại lệ được quy định nghiêm ngặt).
Người thưởng trà sử dụng chiếc quạt của mình để vạch ra ranh giới và tạo sự kết nối giữa bản thân với những người cùng tham dự. Phổ biến nhất là dùng quạt khi muốn chào hỏi ai đó. Đây cũng là một phần trong nghi thức trà đạo thông thường của “xứ Phù Tang”. Cả hai bên cầm quạt trên tay, giơ trước mặt khi đứng và đặt quạt trên thảm, trước đầu gối khi ngồi.
Việc sử dụng quạt thành thạo yêu cầu du khách phải luyện tập nhiều. Bây giờ, cố gắng nhớ rằng khi ai đó ngỏ lời với du khách và đưa chiếc quạt của họ hướng ra ngoài để biểu đạt ý của mình, hãy hồi đáp lại!
Thể hiện sự tôn trọng với các bức thư pháp và những bông hoa
Đồ vật quan trọng nhất trong phòng trà là những bức thư pháp và lẵng hoa. Chúng thường được trưng bày ở một góc trong phòng. Nghi thức trà đạo của Nhật Bản quy định rằng mỗi vị khách đến thưởng trà trước khi vào chỗ ngồi của mình phải quỳ xuống, đặt quạt của mình xuống và cúi đầu trước bức thư pháp để thể hiện lòng thành kính và sau đó cũng làm lại nghi thức ấy trước lẵng hoa.
Bức thư pháp được coi là hiện thân của người viết ra nó. Thể hiện sự tôn trọng đối với vật dụng này là bày tỏ lòng thành kính đối với linh hồn – sự hiện diện gián tiếp của tác giả trong phòng. Bức thư pháp thường chứa chủ đề của buổi thưởng trà. Chủ nhà sẽ chọn bức thư pháp hoặc tranh vẽ phù hợp từng mùa hoặc có ý nghĩa cụ thể. Khi xem nội dung của bức thư pháp, du khách có thể biết được chủ đề của buổi thưởng trà này.
Ngoài bức thư pháp, lẵng hoa cũng là yếu tố tinh khiết nhất trong phòng. Hoa được cắt ra khỏi cây biểu hiện sự tự do, không còn mục đích và ham muốn. Những bông hoa được chủ nhà chọn như một món quà để tặng khách đến tham gia buổi tiệc trà. Đồng thời, chúng cũng góp phần thanh lọc bầu không khí.
Sau khi chiêm ngưỡng hai đồ vật mang tính biểu tượng này, du khách hãy tìm chỗ ngồi của mình. Khi du khách đi cùng nhiều người khác, đừng nên là “vị khách đầu tiên” ngồi xuống bàn mà hãy để người có kinh nghiệm hơn ngồi gần chủ nhà nhất. Tuy nhiên, cũng cố gắng đừng trở thành người ngồi cuối cùng. Vị khách cuối cùng ngồi xuống thường có rất nhiều việc phải làm và tốt nhất người đó nên được đào tạo bài bản về nghi thức uống trà.
Khi thưởng thức đồ ngọt
Trước khi nhận chén trà, du khách sẽ được phục vụ một loại bánh ngọt Nhật Bản được làm thủ công. Du khách sẽ phải ăn hết chiếc bánh trước khi chủ nhà phục vụ trà theo đúng nghi thức. Thông thường, du khách sẽ một chiếc tăm gỗ để thưởng thức chiếc bánh. Dùng dao cắt góc phần tư phía dưới bên tay phải, sau đó mới tiếp tục cắt phần phía trên của chiếc bánh. Đưa góc bánh vừa cắt lên miệng và thưởng thức, sau đó mới ăn nốt ba phần còn lại.
Ẩm thực Nhật Bản rất tinh tế và người đầu bếp rất chú trọng đến nhiệt độ của thực phẩm khi nấu ăn. Khi một thứ gì đó được phục vụ nóng, nó nên được thưởng thức ngay khi còn nóng ngược lại, với một thứ được phục vụ lạnh, nó nên được thưởng thức khi vẫn còn lạnh. Để món ăn nóng nguội bớt hoặc thêm gia vị vào món ăn được coi là một hành vi khiếm nhã với đầu bếp.
Cách nhận chén trà
Một chén trà Nhật Bản luôn được giơ ra với phần miệng chén hướng thẳng về phía du khách. Điều này có nghĩa là mặt thú vị nhất của chén đang hướng về phía du khách. Chủ nhà bày ra cách này vì họ muốn đảm bảo rằng, du khách – với tư cách là khách của họ – sẽ nhận được sự đối đãi tốt nhất có thể. Tuy nhiên, phép lịch sự không chỉ nằm ở việc nhận lấy chén trà và tận hưởng mà còn ở cách du khách thể hiện sự tôn trọng đối với vũ trụ vì đã cung cấp cho bạn một chén trà ngon. Điều đó cũng đồng nghĩa là thể hiện sự khiêm tốn và ghi nhận sự quan tâm của chủ nhà. Do đó, nghi thức thường được diễn ra như sau: Đầu tiên, hướng chén về phía vị khách trước mặt để xin phép tham gia uống trà. Sau đó, hướng chén về phía vị khách đến sau, để xin lỗi vì đã uống trước. Làm như vậy, du khách không chỉ là người lịch sự mà thừa nhận sự hiện diện của những người đang tham gia khoảnh khắc đặc biệt này cùng bạn. Sau đó, du khách sẽ nâng chén trà về hướng vũ trụ để cảm ơn.
Sau khi hoàn tất các nghi thức trên, du khách hãy xoay người 90 độ theo chiều kim đồng hồ để tránh uống chén trà chính diện. Đây là một cử chỉ khiêm tốn có ý nghĩa như một lời thông báo cho chủ nhà rằng du khách đã nắm được mục đích của họ.
Các quy tắc khác
Trong thời đại ngày nay, nghi lễ trà đạo Nhật Bản vẫn được tổ chức rất trang nghiêm. Du khách nên đến sớm một vài phút trước buổi lễ, để lại áo khoác trong phòng chờ và đi tất Tabi. Theo truyền thống thì phòng chờ có trải một tấm chiếu. Lúc này, chủ nhà sẽ mời du khách một cốc trà Kombu hoặc trà lúa mạch nóng. Sau khi các vị khách đã đến đầy đủ (thường không quá 4 khách), du khách sẽ được dẫn đến một khu vườn và ngồi chờ ở ghế băng. Sau khi rửa tay và mặt, du khách đi đến phòng trà thông qua một cánh cửa nhỏ gọi là Nijiri-guchi. Vị khách cuối cùng bước vào phòng trà phải đóng cửa bằng một âm thanh đủ để nghe thấy, báo hiệu cho chủ nhà bắt đầu buổi lễ.
Lần đầu tiên du khách tiếp xúc với văn hóa trà đạo của người Nhật, có thể du khách sẽ cảm thấy đây là một phong tục thật rườm rà, hay quá cầu kỳ trong các thao tác cũng giống như phong cách ăn uống đa dạng của người Nhật, nhưng khi du khách thực sự hiểu về văn hóa uống trà này, du khách sẽ thấy được những điều đáng quý trong đó. Nếu còn nhiều bỡ ngỡ, hãy để chúng tôi đồng hành cùng du khách trong hành trình du lịch Nhật Bản nhé!